Luôn có khả năng tái chuyển giao

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 73 - 75)

II. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua

2. Những chỉ tiêu cụ thể của một công nghệ thích hợp với Việt Nam.

2.7. Luôn có khả năng tái chuyển giao

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi đề cập đến khả năng tái chuyển giao của những công nghệ đã đợc chuyển giao vào Việt Nam đa số các ý kiến cho rằng đây là khả năng không tởng. Bởi lẽ công nghệ mà Việt Nam tiếp nhận đều thuộc loại trung bình so với khu vực. Việt Nam là địa chỉ cuối cùng của dòng CGCN trên thế giới. Tuy nhiên xét về lâu dài khi mà quá trình CNH-HĐH của Việt Nam đã đi vào quỹ đạo phát triển, việc tái CGCN ở Việt Nam là hoàn toàn có thể, và thậm chí trong thời gian tới chúng ta vẫn có thể tính tới vấn đề này. Điều quan trọng là phụ thuộc vào công nghệ mà chúng ta chuyển giao lần đầu và khả năng hấp thụ, cải tiến công nghệ ngoại nhập của chúng ta.

Khái niệm tái CGCN cần đợc hiểu, nó không đơn thuần là việc chúng ta du nhập công nghệ ngoại nhập sau khi qua một quá trình sản xuất chúng ta lại chuyển nguyên bản công nghệ đó sang một nớc tiếp theo. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì công nghệ mà Việt Nam du nhập ở lần thứ nhất phải hoàn toàn ở mức tiên tiến trên thế giới và khu vực, có nh vậy chúng ta mới có thể tái chuyển giao sang các nớc tiếp theo. ở đây khái niệm tái CGCN cần đợc hiểu theo nghĩa rộng hơn.

Thứ nhất một giải pháp công nghệ ban đầu đợc du nhập vào Việt Nam qua một quá trình khai thác, cải tiến và đã bị "Việt Nam hoá" nếu có hiệu suất cao hơn ban đầu vẫn có thể đợc các nớc khác chấp nhận và đặc biệt là các nớc có điều kiện tơng đồng Việt Nam ( Điều này đợc minh chứng rất rõ, là ban đầu chúng ta phải du nhập công nghệ phần mềm từ nớc ngoài, nhng sau quá trình

khai thác, một số giải pháp công nghệ phần mềm đã bị "thuần phục" bởi trí tuệ Việt Nam mặc dù nó vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản của giải pháp công nghệ ban đầu song tính hiệu quả và tiện lợi u việt hơn nhiều giải pháp công nghệ ban đầu).

Thứ hai, khái niệm tái CGCN ở Việt Nam còn đợc hiểu đó là chuyển giao nội bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác có liên quan trong cùng ngành sản xuất, chuyển giao từ trung tâm nghiên cứu tới cơ sở sản xuất, chuyển giao từ bộ phận có tiềm lực về công nghệ và tài chính mạnh hơn xuống bộ phận có tiềm lực yếu hơn.

Để "đi tắt đón đầu", đẩy nhanh CNH-HĐH trong một số ngành chủ chốt cũng nh đạt đợc hiệu quả cao hơn trong tất cả các ngành còn lại, trong quá trình CGCN chúng ta cũng cần phải xem xét tới khả năng "tái chuyển giao nội bộ" của công nghệ mà mình dự định chuyển giao ban đầu. Một công nghệ hiện đại và có khả năng tái chuyển giao khi du nhập vào Việt Nam chẳng những nó sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu để rút ngắn khoảng cách về khoa học- công nghệ giữa Việt Nam và thế giới, mặt khác chính nhờ " khả năng tái chuyển giao" mà công nghệ đó đem lại, nền kinh tế sẽ thu đợc những lợi ích vô cùng to lớn. Nếu nh một công nghệ không có khả năng tái chuyển giao nội bộ, thì sau khi hết thời gian sử dụng công nghệ đó, hoặc công nghệ đó không còn hiệu quả, chúng ta lại phải tốn kém chi phí cho một cuộc chuyển giao mới từ nớc ngoai vào. Một giải pháp công nghệ không có tính tái chuyển giao nội bộ, điều đó có nghĩa chúng ta phải liên tiếp thực hiện những cuộc chuyển giao rời rạc, độc lập, kết quả của nó là những công nghệ cũ không ngừng tăng lên, trong khi công nghệ hiện đại hơn mang tính chiến lợc không hề có, nền khoa học công nghệ trong n- ớc " dậm chân tại chỗ" và hoàn toàn phụ thuộc vào nớc ngoài.

Một công nghệ đợc gọi là có khả năng " tái chuyển giao" phải đáp ứng đúng yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo tính hiện đại và phù hợp nh đã đề cập trong tiêu chí hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

- Tính hao mòn "vô hình" của công nghệ diễn ra trong một thời gian tơng đối dài.

- Chỉ cần qua một số điều chỉnh nhỏ mà từ một giải pháp công nghệ áp dụng cho việc chế tạo ra một loại sản phẩm này, có thể dễ dàng chuyển sang áp dụng cho việc chế tạo sản phẩm khác, phục vụ nhu cầu khác (từ một giải pháp

công nghệ nhng có thể đáp ứng đợc nhiều yêu cầu khác nhau, khi có một sự điều chỉnh tơng đối).

Trên đây là 7 tiêu chí nói lên tính thích hợp của một giải pháp công nghệ với Việt Nam. Tuy nhiên tính quan trọng của mỗi tiêu chí luôn khác nhau, nó tuỳ thuộc vào mỗi khâu mỗi lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w