ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng thị trường của công ty chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 49 - 52)

HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Những thuận lợi của công ty cần được phát huy

Nền kinh tế đất nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên mọi mặt. GDP tăng bình quân thời kì 2001-2005 đạt 7.5%/năm. Ngành công nghiệp với giá trị sản xuất tăng khá cao bình quân 15.7%/năm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của công ty.

Các dự án của công ty đầu tư đúng hướng, đã phát huy và mang lại hiệu quả kinh tế góp phần giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

Uy tín của công ty ngày càng được khẳng định, nhất là trong lĩnh vực chế tạo, sữa chữa các động cơ lớn 6500kW- 6600V, sản phẩm đặc biệt có công nghệ phức tạp phục vụ các ngành công nghiệp cán thép, xi măng, nhiệt điện, khai thác dầu khí, nông nghiệp, chế biến, khai thác, thủy lợi…thay thế hàng nhập khẩu.

Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao.Tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đoàn kết nhất trí, lao động với hiệu quả cao, tất cả vì sự phát triển của công ty.

2. Những khó khăn, thách thức của công ty trong thời gian tới

Thị trường động cơ điện ngày càng cạnh tranh gay gắt nhất là động cơ công suất nhỏ, động cơ Trung Quốc tràn lan và có mặt tại một số đại lý của công ty với mẫu mã phong phú và giá bán thấp.

Thị trường MBA khó khăn hơn rất nhiều do một phần là công ty mới đi vào lĩnh vực sản xuất MBA nên thị trường chưa nhiều trong năm 2007. Ngoài việc cạnh tranh khá khốc liệt về giá bán đối với các nhà sản xuất trong nước, một khó khăn nữa vấp phải đó là việc đầu tư tập trung chủ yếu vào nguồn điện hơn là đầu tư vào lưới điện.

Phần lớn vật tư dùng trong sản xuất là ngoại nhập nên bị ảnh hưởng rất lớn về nguồn cung và sự biến động giá theo sự biến động của thị trường quốc tế. Giá vật tư chính trong kết cấu sản phẩm liên tục trong những năm lại đây.

3. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh thời kì 2007 – 2010

Dự kiến các chỉ tiêu đăng kí cụ thể cho năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2007

Giá trị SXCN Triệu 136000

Doanh thu Triệu 137000

Lợi nhuận Triệu 9000

Thu nhập bình quân lao động/tháng Triệu 3

Trong những năm tới với những khó khăn, thách thức khi nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế, công ty cần có những định hướng phát triển cụ thể để công ty thích ứng với điều kiện phát triển mới:

Tập trung nhân lực, tổ chức xây dựng chi tiết kế hoạch công tác thị trường nhằm duy trì và phát triển thị phần sản phẩm động cơ điện của công ty, điều chỉnh kịp thời chính sách bán hàng phù hợp với diễn biến của thị trường.

Thành lập Ban hoặc Bộ phận và đầu tư nguồn lực triển khai hiệu quả dự án sản xuất kinh doanh ngành phục vụ thuận lợi và nông nghiệp.

Tập trung thực hiện hoàn thành đề tài máy biến áp khô 1000kVA trong quý II năm 2007 và triển khai tích cực để hoàn thành 60% đề tài máy

phát thủy điện 6MW trong năm 2007 đồng thời đăng kí được dự án sản xuất thử nghiệm máy điện 1 chiều với Bộ Khoa học & Công Nghệ.

Tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả phần vốn đầu tư ra bên ngoài:

- Công ty liên doanh SAS – CTAMAD và công ty cổ phần HECO phải đảm bảo lợi nhuận theo kế hoạch đặt ra.

- Công ty cổ phần HAMEC phải có lãi để bù đủ số lỗ còn lại.

Rà soát lại toàn bộ lao động để sắp xếp hợp lý, khoa học theo hướng sử dụng hiệu quả nhất đội ngũ lao động hiện có:

- Chỉ tuyển dụng nguồn nhân lực có bằng cấp, có trình độ kĩ sư trở lên phục vụ các dự án, phục vụ chiến lược mở rộng ngành hàng và công tác thị trường kinh doanh.

- Hạn chế tối đa tuyển dụng lao động nghề và lao động phổ thông. - Tăng cường đào tạo, điều động lao động hợp lý theo thực tế sản xuất.

Rà soát lại quy chế phân phối tiền lương theo hướng trả đúng, trả đủ theo hiệu quả lao động, đảm bảo công bằng và tạo động lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Rà soát, kiện toàn công tác quản lý tài chính của công ty để làm lành mạnh tình hình tài chính trước khi thực hiện yêu cầu cổ phần hóa theo quyết định của cấp trên.

Tiếp tục cải tiến sản phẩm, ổn định chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất khoa học.

Rà soát và ban hành các quy chế quản lý để tăng cường kỉ luật lao động, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động và hiệu quả. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của các đoàn viên công đoàn trong mọi hoạt động và phong trào. Thường xuyên tổng kết để kịp thời chấn chỉnh những nơi có biểu hiện lơ là trong thực hiện.

Tiếp tục tổ chức quán triệt đến toàn bộ đoàn viên nội dung cuộc vận động” xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” và chỉ đạo thực hiện nhằm đạt kết quả cao hơn năm trước.

4. Định hướng mở rộng thị trường

Thị trường phát triển liên tục đó là một quy luật kinh tế khách quan. Cùng với vai trò của mình, mở rộng thị trường sẽ giúp cho công ty tồn tại và phát triển, tăng nhanh khả năng tiêu thụ hàng hoá, khai thác tiềm lực thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng của công tác mở rộng thị trường, trong những năm tới công ty cần có những định hướng nhất định đối với công tác này. Trong thời gian tới công ty duy trì và phát triển những mảng thị trường hiện có tập trung phát triển hơn nữa các loại thị trường sau:

- Thị trường động cơ lớn, đơn chiếc cho các dự án, đặc biệt là dự án thủy lợi.

- Thị trường dịch vụ sữa chữa, đặc biệt là ngành điện, thép, xi măng. - Thị trường máy biến áp, đặc biệt là thị trường Hải Phòng.

- Thị trường các sản phẩm thiết bị điện đi kèm máy biến áp và động cơ điện như: hệ thống điện, trạm biến áp, tủ điện,...

- Tiếp tục và tăng cường khai thác thị trường ngoài nước để mở rộng thị phần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng thị trường của công ty chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w