Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Agribank Hoàn Kiếm (Trang 30 - 33)

Song song với hoạt động huy động vốn, công tác tín dụng là công tác quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đây cũng là công tác dễ phát sinh rủi ro nhất do môi trờng pháp lý cha đồng bộ, môi trờng kinh tế cha ổn định. Mục tiêu kinh doanh mà NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã đặt ra từ nhiều năm nay là "Kinh tế phát triển an toàn - Tôn trọng pháp luật - Lợi nhuận hợp lý". Để đạt đợc mục tiêu này, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp.

Để đảm bảo an toàn vốn vay, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm cũng rất nghiêm túc trong thực hiện những thể lệ chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm 100% các món vay đều đợc kiểm tra trớc, trong khi giải ngân hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro vốn sử dụng sai mục đích. Mặc dù rất thận trọng trớc khi ra quyết định cho vay, Ngân hàng cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn. Ngân hàng thực sự đã giúp đỡ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nớc, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, luôn luôn quan tâm đầu t trung - dài hạn tạo môi trờng giúp đỡ các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, hiện đại và nâng cao chất lợng sản phẩm. Nhằm rút ngắn thời gian cho vay mà vẫn đảm bảo hiệu quả tín dụng, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã tiến hành phân loại khách hàng chọn lựa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm trong việc vay và trả nợ, tạo ra một đội ngũ khách hàng tin cậy và mang tính chiến lợc lâu dài: Công ty giầy da Hà Nội, Công ty thực phẩm Hà Nội, công ty xây dựng và sản

xuất vật liệu xây dựng, công ty vận tải thuỷ I, công ty TM đá quý Thần Châu, công ty TNHH Khang Thịnh, công ty cổ phần Bắc Kinh, …

Hoạt động tín dụng năm 2002 đã có những đóng góp và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế thủ đô, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2: D nợ tín dụng của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1. Doanh số cho vay 50 75 130

Quốc doanh 35 55 110

Ngoài quốc doanh 15 20 20

2. Số thu nợ 60 80 80

Quốc doanh 35 55 70

Ngoài quốc doanh 25 25 10

3. D nợ 40 57 113

Quốc doanh 18 32 83

Ngoài quốc doanh 22 25 30

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 - 2002)

Theo bảng trên ta có thể nhận xét.

NHNo & PTNT Hoàn Kiếm rất nỗ lực trong việc mở rộng cho vay: doanh số cho vay liên tục tăng theo từng năm. Nhng bên cạnh đó cũng tồn tại một nhợc điểm: số d nợ cũng tăng lên theo doanh số cho cần có những biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này.

* Về cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.

Tỷ trọng d nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm nhanh. Năm 2000 chiếm 55%

Năm 2002 chiếm 26%

Và doanh số cho vay của khu vực này có xu hớng giảm đi, tuy vậy doanh số thu nợ giảm không đáng kể (2002 so với 2000). Điều này cho ta thấy: Ngân hàng thu hẹp cho vay ngoài quốc doanh song vẫn đảm bảo các khoản đã cho vay ra đều thu đợc nợ, tỷ trọng vốn vay của khu vực ngoài quốc doanh liên tục giảm qua các năm. Đó là vì trớc năm 1996: nớc ta thực hiện mở cửa nền kinh tế ban hành những chính sách có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều đó làm cho khối kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh nhu cầu vốn cho kinh tế ngoài quốc doanh tăng. Nhng ngay lập tức, những khoản cho vay này tạo ra tỷ lệ nợ quá hạn cao. Thêm nữa, trong vài năm gần đây, kiểu làm ăn thiếu tin cậy này khiến cho Ngân hàng không muốn mở rộng cho vay đối với họ nữa. Mặc dù t tởng chỉ đạo của nhà nớc là "mở rộng cho vay không phân biệt thành phần kinh tế" nhng để đảm bảo an toàn, Ngân hàng buộc phải rút vốn về và tỷ trọng d nợ đối với khu vực này là rất thấp.

Thực trạng trên đồng nghĩa với việc mở rộng cho vay đối với kinh tế quốc doanh cả về số tơng đối và tuyệt đối. Trong các năm 2000 đến 2002 doanh số cho vay khu vực quốc doanh liên tục tăng. Sự gia tăng đó do các nhân tố sau:

- Các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển do mở rộng tính độc lập thích nghi với cơ chế kinh tế mới.

- Các doanh nghiệp nhà nớc thờng nhận đợc các nguồn vốn u đãi từ ngân quỹ, có điều kiện cải tiến quy trình công nghệ, tạo nên u thế cạnh tranh nên có điều kiện vay vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất.

- Doanh nghiệp nhà nớc không cần thế chấp khi vay mà điều kiện về tài sản thế chấp luôn là thách thức với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng.

- Nghị quyết TW Đảng khẳng định nền kinh tế phải lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo đã định hớng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Tại NHNo & PTNT Hoàn Kiếm, nghiệp vụ tín dụng ngày càng đợc mở rộng với nhiều loại hình khác nhau: cho vay trung - dài hạn bằng lãi suất u đãi từ nguồn vốn vay nớc ngoài giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới trang thiết bị công nghệ, cho vay với lãi suất u đãi khuyến khích cơ sở ngoài quốc doanh tạo việc làm cho ngời lao động, cho vay sinh viên, cho vay lãi suất thấp khuyến khích các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn tín dụng của Ngân hàng đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trờng giúp các cơ sở phát huy năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Agribank Hoàn Kiếm (Trang 30 - 33)