Thực trạng các doanh nghiệp ở các doanh nghiệpViệt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 30 - 33)

Những năm gần đây cùng với xu hướng hội nhập nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,44%, trong quý 1 năm 2008 đạt 7,4%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 tăng 23,9% so với năm 2006. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5% và kim ngạch nhập khẩu tăng 27% (so với kế hoạch 15%) do việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường và cắt giảm thuế thu nhập khẩu...Giá trị xuất khẩu hàng hoá Việt Nam năm 2007 ước đạt 48 tỷ. Tuy nhiên trong hiện nay, tình hình kinh tế gặp nhiều bất lợi do tác động của kinh tế thế giới, những bất cập yếu kém trong quản lý điều hành kết hợp các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế. Như giá dầu thô quý 1 năm 2008 tăng gần 40% so với giá bình quân năm 2007 và dự báo tiếp tục ở mức cao như hiện nay.Thậm chí có dự báo cao hơn,

lên đến 150 USD\thùng.Giá phôi thép đầu năm 2008 đã tăng 45,1% so với cuối năm 2007, hiện giá chào hàng đã lên tới 900USD\tấn.Giá phân Urê, giá bột mỳ, giá gạo tháng 3 năm 2008 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng cao ước tính tăng 12,06% so với tháng 12 năm 2006. Quý 1 năm 2008 lạm phát cao vẫn ở mức 2 con số, giá tiêu dùng tháng 3 tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng tới hơn 7 tỷ USD và bằng 56,5% kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy đất nước ta vừa đứng trước những cơ hội mới, vừa có những thách thức mới tác động đến các hoạt động kinh doanh và hoạt động tổ chức quản lý của các doanh nghiệp. Đồng thời sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005, đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng hơn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Về môi trường chính sách, tiếp theo sự ra đời của các Nghị định, hướng dẫn Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, mô hình một cửa liên thông nhằm đơn giản hoá các quy định về thủ tục hành chính trong ba khâu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu cho doanh nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm 2007, đã có 20.300 doanh nghiệp thành lập - đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký 135.000 tỷ đồng. Cả năm 2007 có 54.000 doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn gần 22 tỷ USD. Xét tình hình chung của từng loại hình doanh nghiệp:

Thứ nhất doanh nghiêp nhà nước không chỉ lớn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác về quy mô, doanh nghiệp nhà nước còn rất mạnh nhờ có vị trí đắc địa,diện tích rộng, thương hiệu được tồn tại nhiều năm...và quan trọng còn có các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chủ quản đứng đằng sau. Nhờ vậy một số doanh nghiệp nhà nước có lợi thế được hưởng nhiều chính sách đặc biệt nên có kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh khá cao. Về số lượng, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã giảm nhanh chóng hiện còn khoảng hơn 3% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân.Nguyên nhân là

do kết quả của đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần,đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời và thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giải thể những doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ, chuyển sang cổ phần hóa. Năm 2007, theo kế hoạch sẽ sắp xếp khoảng 650 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, cổ phần hoá khoảng 550 doanh nghiệp, gồm các Tổng Công ty, ngân hàng thương mại lớn, doanh nghiệp hoạt động công ích... Trong 5 tháng đầu năm 2007, ước tính đã sắp xếp, chuyển đổi được 80 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 45 doanh nghiệp; giải thể, phá sản: 4; giao bán: 4; chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 5; hợp nhất, sáp nhập: 20; chuyển sang mô hình mẹ con. Trong năm 2007 đã thực hiện cổ phần hoá 20 Tổng Công ty và ngân hàng thương mại. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng chưa kịp thời, đồng bộ và thiếu tập trung, nhất quán. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa chủ động xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và còn thiếu kế hoạch kinh doanh, đào tạo, quản lý cụ thể; các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một hiệp hội ngành nghề để giúp đỡ nhau phát triển. Chính quyền địa phương nhận thức về hoạt động của hiệp hội cũng chưa được đầy đủ.

Thứ hai là các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày càng tăng về số lượng. Các doanh nghiệp tư nhân bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hộ gia đình (không kể hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản) đã tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn.Năm 2003 là 92.602 doanh nghiệp. Tính riêng năm 2007 sẽ có khoảng gần 40.000 doanh nghiệp tư nhân đã thành lập và đăng ký kinh doanh. Trong đó hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn có số lượng tăng nhanh nhất.Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ tăng cao hơn. Mặc dù số lượng các công ty cổ phần thấp nhất nhưng lại

có tổng số vốn đăng ký là cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp Về quy mô của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phần lớn được xếp vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người). Tính đến thời điểm hiện nay thì số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới khoảng 98% trên tổng số doanh nghiệp tư nhân trên toàn quốc.Doanh nghiệp tư nhân vẫn tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn; tiếp đến là ngành công nghiệp; ngành xây dựng vận tải;...Các doanh nghiệp tư nhân tập trung nhiều nhất ở các vùng trọng điểm, chủ yếu ở các tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên ...

Thứ ba, về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với chính sách mở cửa, và sự ra đời của luật đầu tư các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 17% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. Năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đổ vào Việt Nam đã vượt con số 15 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch dự kiến. Tổng số dự án cấp trong năm 2007 đạt khoảng 1300 dự án, với tổng vốn 14 tỷ USD. Công nghiệp vẫn đang là ngành thu hút vốn đầu tư lớn nhất, với 7,55tỷ USD, chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đằng ký. Sau công nghiệp là ngành dịch vụ với 5,65 tỷ USD. Doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 ước đạt gần 40 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2006. Các doanh nghiệp này thu hút hơn 13.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên 1.25 triệu người. Lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w