Một số kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 61 - 65)

Nhà nước cần có các dự thảo bổ sung quy định để dễ dàng nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng và phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch: việc phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng sẽ dẫn tới hình thành quan hệ hợp đồng .

Ngoài ra nhà nước cần có thêm và bổ sung những điều luật qui định mang tính nguyên tắc về giao kết hợp đồng qua các thủ tục mua bán tại các sàn giao dịch, mua bán những loại hàng hoá, tài sản sẽ có trong tương lai, mua sắm của chính phủ đồng thời có những bổ sung qui định riêng về giao đất thực hiện hoạt động thương mại với sự hỗ trợ của mạng Internet.

Chính phủ cần nghiên cứu và có kế hoạch thực hiện các thủ tục để Việt Nam gia nhập vào công ước Vienne sớm nhất. Việc gia nhập sớm sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích như: có được một khung pháp lí thống nhất về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, giảm bớt chi phí và tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng; tăng thêm được hoạt động trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các quốc gía khác trên thế giới; đồng thời nâng cao mức độ tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại tăng cường hội nhập của Việt Nam .

Các cơ quan chính phủ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, câu lạc bộ doanh nghiệp, công báo, tham tán thương mại…Cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, tìm đối tác bạn hàng. Tăng cường liên kết phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành, doanh nghiệp, thương vụ Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan truyền thông báo chí. Thông qua việc triển khai chương trình xúc tíên quốc gia thúc đẩy sự gắn kết và tham vấn lẫn nhau giữa các ngành hàng xuất khẩu để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ, thực hiện xúc tiến thương mại. Đồng thời Chính phủ phải xem xét đánh giá thường kì việc đề xuất và thực hiện các chương trình, đề án xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu .

Kết luận

Hiện nay, hoạt động thương mại quá phong phú và phức tạp. Hoạt động thương mại không còn bó hẹp như trước nữa mà bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, kỹ thuật, licence, tư vấn, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hành khách, hành lý... Thị trường có sự xâm nhập ngày càng sâu của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, khi mà các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, muôn hình muôn vẻ hơn, khi mục đích sinh lời trở thành động lực vượt lên tất cả đối với các bên tham gia đều muốn ''lợi ích'' về phía mình, đặt lợi ích của mình lên hàng đầu thì hoạt động ký kết hợp đồng thương mại đã quan trọng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết đối với việc trao đổi kinh doanh của doanh nghiệp. Hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ các nghĩa vụ của các bên cũng là cơ sở pháp lý giải quyết những tranh chấp giữa các

bên tham gia quan hệ kinh tế. Vì vậy hợp đồng thương mại được ký kết phải đảm bảo tính chặt chẽ, đúng theo yêu cầu của luật pháp trong nước và của quốc tế. Hoạt động ký kết hợp đồng thương mại là một quá trình bao gồm: các hoạt động chuẩn bị đàm phán ký kết, hoạt động đàm phán và tiến hành ký kết. Hoạt động chuẩn bị ký kết hợp đồng các doanh nghiệp trước hết phải chuẩn bị, thu thập đầy đủ chính xác các thông tin về thị trường, hàng hóa, bạn hàng...Đồng thời các doanh nghiệp phải hiểu, nắm được pháp luật để tiến hành các hoạt động giao kết đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp nước ta không những phải nắm rõ những qui định của pháp luật Việt Nam, nắm rõ những điều ước, tập quán, qui định của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)...mà còn phải hiểu rõ về pháp luật của quốc gia của công ty đối tác. Bên cạnh đó doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch chuẩn bị tốt về vấn đề nhân sự cho quá trình đàm phán, chuẩn bị tốt các phương án đàm, phán kinh doanh ...Trong quá trình đàm phán các doanh cần giữ thế chủ động, tạo không khí hợp tác, vận dụng tốt các chiến thuật đàm đi đến thống nhất ký kết hợp đồng giữa hai bên. Các điều kiện trong hợp đồng phải được soạn thảo kỹ lưỡng, chặt chẽ và có sự thỏa thuận thống nhất của các bên. Hình thức của hợp đồng đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Sau khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải thực hiện đúng hợp đồng và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác.

Hoạt động ký kết hợp đồng kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp đến với đối tác. Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng sẽ góp phần tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy mở rộng thị trường, mở rộng khách hàng, kinh doanh hiệu quả hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Th.S. Nguyễn Thái Hà. Pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê. năm 2006

2. GS. TS. Đặng Đình Đào - GS.TS. Hoàng Đức Thân. Giáo trình kinh tế Thương mại. Trường đại học Kinh tế quốc dân - nhà xuất bản Thống kê. Năm 2003

3. GS.TS. Hoàng Đức Thân. Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh. Trường đại học Kinh tế quốc dân - nhà xuất bản Thống kê. Năm 2006

4. Luật Thương mại. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Năm 2005 5. Luật dân sự. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. năm 2005

6. wed

http://www.vcci.com.vn/thongtin_kinhte/tinvcci/Multilingual_News.2008. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

7. wed http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Tin-VCCI/. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

9. Tập quán quốc tế Inconterm 2000. http://irv.moi.gov.vn/chuyenmucan/Trang- 3.ttvn. Bộ công thương Việt Nam.

10. Công ước Vienne 1980.phapluatvietnam.wordpress.com/.../07/hiệu-lực-của-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w