d) Phân loại phân Urê
5.3.4. Tổng hợp những thông tin phản hồi từ người nông dân về thực trạng sử dụng phân bón Urê trên địa bàn tỉnh An Giang:
phân bón Urê trên địa bàn tỉnh An Giang:
Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Urê mà người nông dân đang sử dụng
40%
35%
25% Phân Urê Việt Nam
Phân Urê nước ngoài Cả hai loại
Hình 5.2. Nguồn gốc các sản phẩm phân đạm Urê mà người nông dân sử dụng
Theo hình 5.2, Hiện nay, do tình hình sản xuất Urê trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của nông dân nên trong cơ cấu sản phẩm thì sản phẩm Urê có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc) đang được nông dân An Giang sử dụng vẫn chiếm tỉ trọng khá cao (35%) so với sản phẩm được sản xuất trong nước (40%), bên cạnh đó thì tỉ lệ nông dân sử dụng cả hai nguồn sản phẩm là trong nước và nhập khẩu cũng chiếm một phần không nhỏ (25%).
Lý do dẫn đến quyết định lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm Urê của người nông dân 23% 22% 55% Nhóm chú trọng chất lượng Nhóm chú trọng giá cả Nhóm chú trọng cả hai yếu tố
Hình 5.3. Lý do lựa chọn phân đạm Urê của người nông dân
Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 5.3, lý do dẫn đến quyết định của người nông dân có thể được chia thành ba nhóm: (1) Nhóm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, (2) Nhóm chú trọng đến giá sản phẩm, (3) Nhóm chú trọng đến cả hai yếu tố là giá vá chất lượng. Trong đó, nhóm (1) chiếm tỉ trọng cao nhất 55%, kế đến là nhóm (2) chiếm 23,3% và cuối cùng là nhóm (3) thấp nhất chiếm 21,7%. Qua đó ta có thể rút ra nhận xét, yếu tố người nông dân quan tâm nhất về sản phẩm phân Urê là chất lượng của sản phẩm vì nó là yếu tố mang tính chất quyết định đến năng suất của cây lúa (tùy theo sở thích và phương pháp sử dụng của mỗi người, có người cho rằng phân ngoại thì tốt hơn hoặc ngược lại, và cũng có người cho rằng sử dụng cả hai nguồn nội và ngoại thì có thể tiết kiệm hơn sử dụng một nguồn duy nhất,…), tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận vai trò quan trọng của yếu tố giá bởi vì giá cả của phân Urê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của người nông dân, nếu giá cả phân bón không ổn định và cứ tăng đột biến như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình canh tác của người nông dân.
Đánh giá của người nông dân về sản phẩm phân bón Urê
Kết quả điều tra cho thấy có đến 80% hộ nông dân đánh giá phân Urê hiện nay có chất lượng tốt và 20% đánh giá rất tốt. Theo đánh giá của người nông dân thì sản phẩm phân Urê hiện đang sử dụng có tác dụng rất tốt và không thể thiếu đối với cây lúa bởi vì nó giúp cho cây lúa phát triển nhanh, ổn định, sinh trưởng tốt, đẻ nhánh nhiều, cho năng suất cao,…
Quá trình mua phân Urê của nông dân
Với tình hình phân bón biến động tăng không như hiện nay thì hoạt động mua phân bón sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể như phương thức thanh toán thay đổi về lãi suất (tăng từ 1%/tháng lên 1,5%/tháng), khách hàng quen mới chịu bán hàng, đại lý ngại vấn đề bán chịu cho nông dân, …
Tuy nhiên, hoạt động mua phân Urê của nông dân cơ bản vẫn được diễn ra như thông thường. Theo kết quả điều tra, thì nông dân mua phân trực tiếp từ các đại lý hay cửa hàng vật tư nông nghiệp ở địa phương, sau khi thỏa thuận, đặt hàng xong thì nơi bán phân Urê sẽ vận chuyển đến nhà của nông dân, tùy theo số lượng và điều kiện của nơi bán mà họ vận chuyển phân bằng các loại phương tiện thích hợp như xe gắn máy, xe kéo hay ôtô tải,…Về hình thức thanh
toán thì nông dân sẽ được đại lý hay cửa hàng bán chịu đến cuối vụ tức sau khi thu hoạch xong mới thanh toán tiền phân.
Mong đợi và kỳ vọng của người nông dân
Đối với sản phẩm: Tất cả các mẫu điều tra từ nông dân đều cho rằng sản phẩm phân Urê hiện nay đang sử dụng có chất lượng tốt, thích hợp với yêu cầu sử dụng của họ, không còn đặc điểm nào chưa đáp ứng nhu cầu và cần phải khắc phục. Qua đó đã phản ánh chính xác sự am hiểu của người nông dân về chất lượng phân Urê hiện nay vì chất lượng của các loại phân Urê hiện đang có mặt trên thị trường (hàng nội địa hay hàng nhập khẩu) đều có chất lượng và công dụng như nhau.
Đối với giá cả sản phẩm: Kết quả điều tra ở hình 5.4, sau khi thống kê được chia thành 3 nhóm: (1) Mong muốn giá cả sản phẩm thấp hơn so với hiện nay chiếm cao nhất 69%, kế đến là (2) Mong muốn giá cả sản phẩm được ổn định chiếm 23% và (3) Chấp nhận giá hiện tại là nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất 8%. Nhìn chung, người nông dân mong muốn giá cả sản phẩm giảm lại ở mức hợp lý hơn trong giai đoạn đột biến tăng như hiện nay và bình ổn giá trong tương lai để họ có thể yên tâm sản xuất và đảm bảo vấn đề lợi nhuận sau khi thu hoạch, đừng phá vỡ công thức truyền thống của người nông dân 1 phân = 2 lúa, tránh tình trạng người nông dân trồng lúa trong cảnh hoang mang, lo lắng về tình hình vật tư phục vụ cho trồng lúa, đặc biệt là phân bón. 23% 69% 8% Giá thấp hơn Giá ổn định
Chấp nhận giá hiện tại
Hình 5.4. Kỳ vọng của nông dân về giá cả phân đạm Urê
Đối với các phương thức mua phân bón:
Về thanh toán: nông dân mong muốn được kéo dài thời hạn thanh toán hơn nữa và không tăng lãi suất thanh toán.
Về giao hàng: qua hình 5.5 cho thấy, nông dân kỳ vọng phân sẽ được nhà cung cấp giao đến tận nơi canh tác chiếm 43,3% ( 26 mẫu ) và giao hàng phải nhanh chóng, kịp thời khi nông dân có nhu cầu chiếm 38,3% (23 mẫu ), còn lại một bộ phận nhỏ người nông dân mong muốn hàng được giao tận nhà chiếm 18,3% ( 11 mẫu ).
23 26 11 11 0 5 10 15 20 25 30 Nhanh chóng, kịp thời Giao đến nơi canh tác Giao đến nhà
Hình 5.5. Kỳ vọng của nông dân về hình thức giao hàng
Về các dịch vụ chăm sóc khách hàng như khuyến mãi, hậu mãi,..thì hầu hết nông dân đều thích (56,7%) và rất thích (35%) các dịch vụ này từ phía các nhà cung cấp phân Urê, còn lại 8,3% mẫu điều tra thì cho rằng đối với họ thì trung lập với các dịch vụ này, nếu có thì tốt còn không có thì cũng không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất của họ.
5.3.5. Tổng hợp những thông tin thu thập được từ các đại lý cấp I trong địa bàn tỉnh An Giang
Về sản phẩm
Hiện tại, hầu hết tất cả các đại lý đều kinh doanh cả hai nguồn phân Urê là trong nước sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài về. Lý do để các đại lý kinh doanh cả hai nguồn sản phẩm trên là vì số lượng phân Urê sản xuất trong nước hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi đến vụ mùa trồng lúa nên họ phải tìm cách nhập phân Urê từ nước ngoài về để có đủ số lượng phân bán cho khách hàng.
Theo đánh giá của các đại lý cấp I thì giữa sản phẩm trong nước sản xuất và sản phẩm nhập khẩu không có sự khác biệt nào về chất lượng sản phẩm, tất cả đều là phân Urê 46%, đóng bao 50 Kg, công dụng của phân thì đồng đều như nhau, chỉ có khác biệt ở cách thức bao bì bên ngoài và nguồn gốc sản xuất phân Urê.
Về giá cả
Theo doanh nghiệp tư nhân vật tư nông nghiệp Tường Dung, tọa lạc tại ấp Bình Hưng 1, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú cho biết: “hiện nay, số tiền đầu tư để mua phân Urê phải gấp đôi,
nếu như những năm trước vốn đầu tư 10 tỷ đồng thì nay phải đi vay ngân hàng thêm 9 tỷ để nhập hàng vì 100% phải thanh toán tiền mặt. Và nếu tình trạng giá phân tăng đột biến như hiện nay thì e rằng lượng phân sẽ không đủ đáp ứng cho bà con nông dân. Điều gì sẽ xảy ra, nếu như không có giải pháp hợp lý cho nông dân trước cảnh phân tăng vọt, năng suất lúa thì có hạn”.
Theo kết quả thu thập được thì giá bình quân cho mỗi tấn phân Urê là khoảng 400 USD, thời điểm cao nhất xét đến hiện tại là 550 USD/tấn. Nhưng nếu cứ theo xu hướng giá cả biến động như hiện nay thì vấn đề giá phân tăng thêm nữa là điều khó tránh khỏi và người chịu thiệt thòi nhất vẫn là nông dân.
Về hoạt động mua bán phân Urê của các đại lý cấp I
Hiện tại, các đại lý cấp I ở An Giang có hai cách để có thể mua được phân Urê, cách thứ nhất là họ mua hàng hóa từ nhà máy phân đạm Phú Mỹ thông qua các nhà phân phối của đạm Phú Mỹ (hình thức giống như công ty Hòa Phát đang làm hiện nay) hoặc nếu có đủ điều kiện về tài chính, về năng lực kinh doanh,…họ cũng có thể mua trực tiếp từ nhà máy đạm Phú Mỹ, cách thứ hai là họ có thể nhập phân Urê từ các nhà cung cấp ở nước ngoài như Trung Quốc, Nga,… thông qua các công ty chuyên thu mua phân bón Urê ở Thành Phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là “Đầu nậu Thành Phố” ) theo hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, tuy nhiên nếu mua hàng theo hình thức này thì các đại lý cấp I sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào các “Đầu nậu Thành Phố” này vì họ sẽ không chủ động được về giá cả và số lượng sản phẩm được cung ứng.
Với các hình thức mua hàng kể trên thì các đại lý vẫn chưa hài lòng vì nhiều nguyên nhân: số lượng phân Urê rất hiếm khi được cung ứng đầy đủ theo đúng nhu cầu, để có thể nhập hàng về đến kho rất khó khăn, nguồn hàng cung cấp không ổn định, giá cả lại biến động thất thường, ảnh hưởng rất nhiều đến đại lý trong việc tính toán các vấn đề về tài chính. Theo doanh nghiệp tư nhân vật tư nông nghiệp Mười Ty ở xã Hội An, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết:
“hiện nay, nhiều khi doanh nghiệp có đủ tiền cũng chưa chắc mua được phân, người dân đổ xô mua phân, nhưng doanh nghiệp nhập hàng vào quá khó khăn. Xà lan đi ra thành phố Hồ Chí Minh chở phân Urê về, tiền đã đưa trước nhưng vẫn xếp hàng đợi, có khi đợi cả 10 ngày mà vẫn chưa có hàng, không biết chính xác ngày nào mới mua được phân và chở phân về”.
Theo các đại lý cho biết thì số lượng mua phân Urê ở mỗi lần mua là khác nhau, nếu lượng phân lưu kho nhiều thì đại lý sẽ nhập kho với số lượng ít hơn khi lượng phân lưu kho ít. Hiện nay, nhu cầu sử dụng phân Urê của thị trường là rất lớn vì nông dân sản xuất lúa quanh năm, phân Urê được sử dụng suốt các vụ mùa trong năm nên các đại lý phải luôn có phân để bán cho khách hàng, ngoại trừ lượng hàng hóa lưu kho, các đại lý luôn có nhu cầu mua phân và tùy vào từng thời điểm thị trường, tùy điều kiện của đại lý mà họ nhập phân ít hay nhiều. Thông thường, sức tiêu thụ ở các tháng 10, 11, 12 là nhiều nhất trong năm vì đây là thời điểm bà con nông dân bước vào vụ sản xuất chính trong năm-vụ Đông Xuân. Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian cần cung ứng phân bón cho vụ Đông Xuân bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 10 nên ở thời điểm này đại lý sẽ nhập kho càng nhiều phân càng tốt. Theo doanh nghiệp tư nhân vật tư nông nghiệp Tư Long, ở Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang cho biết:
“Nhờ dự trữ các loại phân hơn 3.800 tấn, cộng với số lượng phân nhập kho thêm gần 2.000 tấn nên cũng đã cơ bản giải quyết được bước đầu nhu cầu về phân cho bà con nông dân. Khoảng 1 tuần nay, trung bình kho chị xuất ra 300 tấn phân các loại (tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm trước). Các đại lý quen thuộc với chị đến mua còn có các đại lý lạ hoặc nông dân ở Lạc Quới, Núi Sam, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều đến mua mỗi ghe từ 30 đến 280 bao chở về dự phòng cho 1 vụ mùa tới”. Vấn đề là ở giai đoạn cao điểm nhất trong năm thì các đại lý có đủ
số lượng phân theo nhu cầu để mua về nhập kho hay không? Bởi vì như đã trình bày thì lượng phân Urê sản xuất trong nước không đủ cung ứng, chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường phân thế giới và vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu mà với nguồn phân nhập này thì các đại lý lại không chủ động được nguồn hàng cả về giá cả lẫn số lượng.
Hình thức mua bán phân trong nước trong những năm gần đây có nhiều khác biệt so với trước vì đa số các nhà nhập khẩu, công ty sản xuất phân bón trong nước không bán thiếu cho các doanh nghiệp, đại lý cấp I như những năm trước đây mà thanh toán dứt điểm khi giao hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, đại lý và giúp giá phân tăng cao khi đến tay nông dân. Hình thức giao hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đại lý cấp I sẽ do hai bên thỏa thuận, thông thường diễn ra như sau: đầu tiên, đại lý phải thông báo cho nhà cung cấp biết tên phương tiện và người điều khiển phương tiện đến nhận hàng, sau đó
nhà cung cấp sẽ giao hàng cho đại lý tại kho hàng của nhà sản xuất, nếu đại lý mua hàng trong nước, còn nếu đại lý mua hàng nhập khẩu về thì thông qua công ty trung gian, đại lý sẽ nhận hàng tại cảng đến và tùy theo qui định các điều kiện giao nhận trong hợp đồng ( FOB, CFR, CIF,…) mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.