7.1.Giới thiệu
Trọng tâm của đề tài Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản
phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang là nhằm chuẩn bị
cho Hòa Phát một chiến lược cụ thể về Marketing Mix khi công ty bước sang lĩnh vực phân phối phân Urê ở thị trường An Giang thông qua quá trình phân tích tình hình nội bộ của Hòa Phát và tìm hiểu chi tiết về tình hình thị trường phân đạm Urê ở An Giang.
Chương 1đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu với các nội dung cơ sở hình thành; mục tiêu, phạm vi và phác thảo phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
Chương 2 dã trình bày về cơ sở lý luận cho các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu như: các khái niệm liên quan đến Marketing, Marketing Mix, chiến lược Marketing, thị trường sản phẩm công nghiệp, công cụ ma trận S.W.O.T, xây dựng chiến lược Marketing Mix và xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Hòa Phát từ lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đến cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban trong ty, phương thức hoạt động và hiện trạng của công ty.
Chương 4 đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý các loại dữ liệu, cũng như cách thức phân tích dữ liệu và qui trình ngiên cứu
Chương 5 đã trình bày các kết quả nghiên cứu được từ quá trình thu thập, xử lý và phân tích các loại dữ liệu.
Chương 6 phân tích với ma trận S.W.O.T và đã đề xuất các chiến lươc thực hiện. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm phân đạm Urê tại thị trường An Giang
Chương 7 sẽ kết luận những nội dung đã phân tích, sẽ trình bày kiến nghị đối với công ty và các cơ quan chức năng, trình bày các giải pháp thực hiện cho chiến lược Marketing Mix. Cuối cùng là phần hạn chế của đề tài nghiên cứu.
7.2.Kết luận
Công ty Hòa Phát là một công ty trẻ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai ở thị trường phân bón Urê với các thế mạnh đặc trưng của mình về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống thông tin hiệu quả, uy tín cao và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, các tổ chức bên ngoài.
Tuy nhiên, Hòa phát cũng có một vài hạn chế về công tác xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống phân phối, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ cao, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh chưa thực sự mạnh và các hoạt động về Marketing chưa hoàn chỉnh nên chưa tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đối với khách hàng.
Thị trường phân đạm Urê ở An Giang là một thị trường rất tiềm năng và có thể khai thác dài hạn trong tương lai vì An Giang là vựa lúa lớn nhất cả nước. Chính vì vậy, Hòa Phát phát triển sang lĩnh vực phân phối phân đạm Urê rất phù hợp với xu thế thị trường hiện nay, cũng như sẽ tạo điều kiện cho công ty chuyển mình sang một giai đoạn mới, có cơ hội xây dựng tên tuổi, khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường phân đạm Urê.
Thông qua ma trận S.W.O.T, chiến lược kết hợp ngược về phía sau, kết hợp xuôi về phía trước và thâm nhập thị trường phân Urê An Giang là các chiến lược ưu tiên cần phải thực hiện. Hơn nữa, nếu công ty thực hiện các chiến lược này một cách đồng bộ, hợp lý thì khả năng thành
công và đạt được các mục tiêu kinh doanh công ty đã đề ra trong lĩnh vực phân bón này là rất khả quan.
Xây dựng một chiến lược Marketing Mix hợp lý cho sản phẩm phân Urê ở thị trường An Giang sẽ là kim chỉ nam cho công ty thâm nhập thị trường phân Urê ở An Giang.
Tóm lại, dựa vào những kết quả phân tích trên thì việc công ty Hòa Phát hướng sự phát triển của mình sang thị trường phân bón trong tương lai là điều hoàn toàn hợp lý. Qua đó, ta cũng nhận thấy rằng việc chuẩn bị một chiến lược kinh doanh cụ thể, đặc biệt là chiến lược Marketing Mix cho một sản phẩm công nghiệp như phân đạm Urê tại một thị trường tiềm năng như An Giang là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
7.3.Kiến nghị
7.3.1. Đối với công ty TNHH Hòa Phát:
Về định hướng phát triển chung của công ty:
Định hướng phát triển của công ty là tập trung hướng mạnh vào thị trường phân bón Urê, trước mắt là phải tận dụng, khai thác tối đa các thế mạnh đặc trưng của công ty và các tiềm năng to lớn từ thị trường phân Urê ở An Giang .
Về nhân sự cho công ty:
Nhân sự là một yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công và phát triển của công ty, vì thế công ty cần tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo và tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực phân bón vì đây là một lĩnh vực yêu cầu một đội ngũ nhân viên đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phải có kinh nghiệm cao.
Về hoạt động Marketing:
Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với công ty, cần phải tập trung chú trọng và đẩy mạnh hoạt động Marketing Mix của công ty về mọi mặt từ yếu tố sản phẩm, yếu tố giá cả, yếu tố phân phối cho đến yếu tố bán hàng, nhằm tạo ra ảnh hưởng lớn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công tác xây dựng tên tuổi với khách hàng, khẳng định vị thế công ty trên thị trường, nhất là thị trường phân đạm Urê. Hiện tại, công ty nên tập trung nhiều cho hoạt động nghiên cứu, phát triển dãy sản phẩm bằng cách tìm thêm các sản phẩm mà khách hàng cần, chất lượng cao, giá cả ổn định để cung cấp.
7.3.2. Đối với các cơ quan chức năng
Nhà nước đầu tư chiến lược ưu tiên chỉ đạo giúp đỡ các đơn vị sản xuất phân bón trong nước cải tiến cơ chế, đổi mới công nghệ, phát huy nội lực, thi đua làm ra nhiều sản phẩm bảo đảm chất lượng để tiến lên, đủ điều kiện dần dần làm bá chủ thị trường phân bón Việt Nam.
Nhà nước cần thành lập ban dự báo, cán bộ có năng lực, có trang bị máy móc phương tiện đồng bộ làm nhiệm vụ dự báo gần, dự báo xa về các lĩnh vực hàng hoá chủ chốt, thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thuỷ sản, nông sản… để giúp cho các bộ, các ngành, các doanh nghiệp nhằm chủ động chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Chính phủ cho phép các đơn vị nhập khẩu làm nhiệm vụ dự trữ lưu thông được lấy lợi nhuận cộng lại để mua phân bón dự trữ (không vay, không mượn).
Đối với các Bộ, ngành, Hiệp hội Phân bón Việt Nam ngoài việc nắm sát diễn biến tình hình trong và ngoài nước từng thời gian, có thông tin kịp thời cho Tổ điều hành thị trường để tổng hợp, phân tích, dự đoán trình Chính phủ và cung cấp thông tin cho các Doanh
nghiệp chủ động trong việc sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm lượng cung ứng cho sản xuất nông nghiệp.
Phải có sự thống nhất điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này, nhằm vừa đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh và nhập khẩu của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo lực lượng hàng hoá với giá cả hợp lý cho từng vùng, từng vụ.
7.4.Giải pháp
7.4.1. Giải pháp về định hướng phát triển chung của Hòa Phát
Công ty cần thiết phải mở rộng hơn nữa qui mô kinh doanh công ty bằng cách thu hút thêm thành viên, huy động và phát triển mạnh hơn cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần phải tranh thủ và phát huy tối đa các mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài, các nhà cung cấp phân bón trong lẫn ngoài nước để tranh thủ được sự hỗ trợ, hợp tác từ phía họ. Bố trí phù hợp các nguồn lực từ tài chính đến nhân sự để việc tập trung khai thác các thị trường tiềm năng đạt được hiệu quả cao hơn. Tránh tình trạng công ty hoạt động tràn lan ở nhiều lĩnh vực, nhiều thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại không cao.
7.4.2. Giải pháp về nhân sự cho công ty
Đối với quá trình tuyển dụng, công ty cần ưu tiên cho những người có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực phân bón, có khả năng khảo sát và nghiên cứu thị trường tốt, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực bán hàng, marketing,..đặc biệt là những người có trình độ cao, chuyên ngành nông nghiệp.
Đối với quá trình đào tạo, công ty cần nắm bắt các chương trình, khóa học ngắn hạn về các lĩnh vực nông nghiệp, marketing,..để phổ biến và cử nhân viên đi bồi dưỡng, chuyên tu. Bên cạnh đó, công ty cần phải tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thị trường phân bón từ khách hàng mục tiêu đến khách hàng tiềm năng càng nhiều càng tốt thông qua các chương trình chào hàng cá nhân, khuyến mãi bán hàng, khảo sát thị trường,…
7.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lược Marketing Mixa) Giải pháp về nguồn phân Urê cung ứng a) Giải pháp về nguồn phân Urê cung ứng
Để có thể đảm bảo về nguồn cung sản sản phẩm phân bón Urê phục vụ các khách hàng muc tiêu công ty cần thực hiện các vấn đề sau:
•Đối với nguồn phân Urê trong nước:
Hòa Phát cần duy trì và phát huy mối quan hệ với các nhà cung ứng trong nước như Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tranh thủ khai thác và tìm thêm các nhà cung ứng khác trong nước vì hiện nay với chính sách mở rộng và phát triển qui mô ngành sản xuất phân bón trong nước thì trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà máy sản xuất phân Urê khác ra đời, chẳng hạn như Nhà máy Đạm Cà Mau đã ra đời cách đây không lâu.
•Đối với nguồn phân Urê nhập khẩu:
Tranh thủ sự giới thiệu của công ty PETECHIM và sự hổ trợ về vốn của ngân hàng Techcombank thông qua hợp đồng liên kết, Hòa Phát cần xúc tiến nhanh hơn nữa quá trình đàm phán với các đối tác, nhà sản xuất nước ngoài như Trung Quốc, Nga,... về hoạt động cung ứng phân Urê để có thể xây dựng và ổn định nguồn cung phân Urê nhập khẩu, kịp thời đáp ứng các đơn hàng số lượng lớn trong những giai đoạn cao điểm của vụ trồng lúa trong năm, đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân.
Bên cạnh đó, để có thể giới thiệu sản phẩm của công ty đến với các khách hàng mục tiêu một cách rõ ràng và chi tiết hơn thì Hòa Phát nên lập ra Website riêng cho công ty, tăng cường quảng bá sản phẩm trực tiếp qua đội ngũ bán hàng,...