Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc-An Giang (Trang 32 - 33)

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài đa số là khách tham quan trong ngày nên thời gian mà họ lưu lại tại các địa điểm du lịch ở Miếu Bà rất ngắn. Bên cạnh đó, hầu hết khách tham quan sống ở nông thôn (tỉnh An Giang và các tỉnh ĐBSCL) nên trình độ hiểu biết của họ chưa cao. Từ đó, khách du lịch rất ngại tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là tại địa điểm linh thiêng như Miếu Bà thì họ càng sợ cung cấp các thông tin có liên quan đến cá nhân, tâm linh, tín ngưỡng,... Ngoài ra, họ còn sợ bị gạt gẫm, trộm cắp tài sản. Từ những nguyên nhân này, tác giả quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu là phán đoán theo kinh nghiệm của mình.

Cụ thể là, tác giả đóng vai trò như một khách tham quan ở Miếu để hỏi thăm, tìm hiểu những đối tượng được đánh giá là có hiểu biết và có khả năng trả lời cao, dựa trên kinh nghiệm của tác giả. Nếu tiếp xúc với đáp viên mà họ sẵn sàng cung cấp thông tin thì tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn ngay sau khi hỏi thăm, tìm hiểu. Ngược lại, nếu họ e 6(()Nguồn: Phòng kinh tế, thị xã Châu Đốc

ngại không nói thì tác giả sẽ hỏi chuyện cho qua mà không phỏng vấn. Nhưng trong quá trình trao đổi hay phỏng vấn vẫn đảm bảo tính khách quan của dữ liệu thu thập.

Để đảm bảo các đối tượng được phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể thì tác giả cố gắng phán đoán, lựa chọn khách du lịch giữa nam và nữ gần cân bằng nhau, giữa khách trong và ngoài tỉnh cho phù hợp với cơ cấu khách đến tham quan ở Miếu. Tương tự như trên tác giả áp dụng cho độ tuổi, nghề nghiệp,... Ngoài ra, với phương pháp phán đoán còn có một số ưu điểm sau:

- Thuận lợi cho tác giả chọn đáp viên trả lời

- Có thể tiết kiệm thời gian cho tác giả phỏng vấn trực tiếp cá nhân - Dữ liệu thu thập nhanh chống và thuận lợi

- Có thể tiết kiệm chi phí Kế tiếp là phương pháp thu mẫu.

Một phần của tài liệu Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc-An Giang (Trang 32 - 33)