Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán

Một phần của tài liệu Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc-An Giang (Trang 63)

Tương tự như trên, ta sử dụng kiểm định Chi-Square để xác định mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Ta đặt giả thiết (4): Số lần tham quan không có quan hệ với quê quán của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy 95%).

Bảng 5.7. Kết quả kiểm định Chi-Square (4) (Chi-Square Tests)

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 18.216 6 .006

Likelihood Ratio 18.236 6 .006

Linear-by-Linear Association 4.906 1 .027

N of Valid Cases 100

Ta thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định Chi-Square (4) (Sig. = 0,006) nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (4). Vì vậy, số lần tham quan có mối quan hệ với quê quán của khách du lịch, với độ tin cậy 95%. Phần tiếp theo là bảng phần trăm số lần tham quan của khách du lịch theo quê quán.

Bảng 5.8. Phần trăm số lần tham quan theo quê quán của khách du lịch

Quê quán Trong tỉnh ĐBSCL TP.HCM Khác Total P hư ơng ti ện tha m qua n Lần đầu tiên Count 4 8 3 5 20 Percent 20% 40% 15% 25% (63%) 100% Lần thứ hai, thứ ba Count 12 13 3 3 31 Percent 39% (40%) 42% (30%) 10% 10% (38%) 100% Từ bốn lần trở lên Count 14 22 13 0 49 Percent 29% (47%) 45% (51%) 27% (68%) 0% 100% Total Count 30 43 19 8 100 Percent 30% 43% 19% 8% 100%

Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm quê quán của khách du lịch theo cột

Ta dễ dàng nhận thấy, khách du lịch có quê quán càng gần các điểm tham quan ở Miếu thì số lần tham quan càng cao. Cụ thể, đối với lần đầu tiên thì khách du lịch trong tỉnh chiếm 20% và ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 40%. Đối với lần thứ hai, thứ ba thì khách du lịch trong tỉnh chiếm 39% (nếu xét theo cột là 40%) và khách ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 42% (nếu xét theo cột là 30%). Còn số lần tham quan từ bốn lần trở lên thì khách du lịch ở trong tỉnh chiếm 29% và khách ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 45% (nếu xét các trường hợp trên theo hàng).

Nếu xét theo cột thì phần lớn khách du lịch tham quan từ bốn lần trở lên có quê quán ở TP.HCM (chiếm 68%), ở các tỉnh ĐBSCL (chiếm 51%) và 47% khách ở trong tỉnh (An Giang). Ngoại trừ khách du lịch ở các tỉnh rất xa như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Ninh Bình,… có đến 63% khách tham quan lần đầu tiên và 38% khách tham quan lần thứ hai, thứ ba. Cũng dễ hiểu vì thời gian đi xe từ quê của họ đến Miếu ít nhất là một ngày.

Phần tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai (Anova) một chiều để phân tích mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa các đối tượng (nhóm) cấu thành đặc tính của khách du lịch theo hành vi.

5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm cấu thành đặc tính khách du lịch

Đầu tiên, tác giả sẽ phân tích sự khác biệt về các nhóm tuổi (có bốn nhóm: từ 15 – 25, từ 25 – 40, từ 40 – 55, từ 55 trở lên) của khách du lịch theo mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm (với 5 mức độ sau: 1: Rất hấp dẫn 2: Hấp dẫn 3: Bình thường 4: Không hấp dẫn 5: Rất không hấp dẫn).

Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của khách du lịch theo mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm

Vấn đề nghiên cứu ở đây là mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm có khác biệt nhau giữa bốn nhóm tuổi của khách du lịch hay không? Hay nói cách khác là độ tuổi của khách du lịch có quan hệ với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm hay không? Do đó, ta đặt giả thiết (5): Độ tuổi của khách du lịch không có mối quan hệ nào với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy là 95%).

Bảng 5.9. Kết quả kiểm định phương sai (1)

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 5.552 3 1.851 4.578 .005

Within Groups 38.408 95 .404

Total 43.960 98

Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên ta thấy, mức ý nghĩa quan sát (Sig. =0,005) nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (5). Như vậy, ở mức ý nghĩa 5% thì độ tuổi của khách du lịch có mối quan hệ với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm, hay nói cách khác mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm có sự khác biệt nhau giữa các nhóm tuổi của khách du lịch. Bảng thống kê mô tả dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt này.

Bảng 5.10. Thống kê mô tả mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm

Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Minimum Maximum

Từ 15-25 17 2.3529 .8618 .2090 1.00 4.00

Từ 25-40 33 1.6970 .4667 8.124E-02 1.00 2.00

Từ 40-55 41 2.0673 .5064 8.006E-02 1.00 4.00

Từ 55 trở lên 9 2.2222 1.0929 .3643 1.00 5.00

Total 100 2.0826 .6698 6.731E-02 1.00 5.00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng thống kê ta thấy, dường như tuổi càng lớn thì mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm càng giảm (ngoại trừ khách du lịch ở độ tuổi thanh-thiếu niên, vì họ chủ yếu đi theo gia đình để tham quan cho biết mà thôi). Kế tiếp là bảng kết quả kiểm định từng cặp của bốn nhóm tuổi.

Bảng 5.11. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm tuổi

(I) Độ tuổi (J) Độ tuổi Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.

Từ 15-25 Từ 25-40 .6560* .1898 .005 Từ 40-55 .3529 .1841 .349 Từ 55 trở lên .1307 .2621 1.000 Từ 25-40 Từ 40-55 -.6560* .1898 .005 Từ 55 trở lên -.3030 .1495 .273 Từ 15-25 -.5253 .2391 .183 Từ 40-55 Từ 55 trở lên -.3529 .1841 .349 Từ 15-25 .3030 .1495 .273 Từ 25-40 -.2222 .2346 1.000 Từ 55 trở lên Từ 15-25 -.1307 .2621 1.000 Từ 25-40 .5253 .2391 .183 Từ 40-55 .2222 .2346 1.000

Ta thấy, chỉ có một sự khác biệt có ý nhĩa giữa nhóm 2 (từ 25-40 tuổi) và nhóm 3 (từ 40-55 tuổi).

Phần kế tiếp, sẽ trình bày sự tác động của trình độ (có bốn nhóm: 1: ≤ Tiểu học 2: PTCS 3: PTTH – THCN 4: CĐ, ĐH, Sau ĐH) của khách du lịch tới mức độ tin cậy vào nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân ( với năm mức độ: 1: Rất tin cậy 2: Tin cậy 3: Bình thường 4: Không tin cậy 5: Rất không tin cậy).

Phân tích sự tác động của trình độ của khách du lịch tới mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân

Trong trường hợp này, ta nghiên cứu xem mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân có khác biệt (tác động) nhau giữa các nhóm trình độ của khách du lịch hay không? Nghĩa là xem xét giữa trình độ có mối liên hệ nào với mức độ tin cậy nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch hay không? Ta đặt giả thiết (6): Trình độ không có mối liên hệ nào với mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy 95%).

Bảng 5.12. Kết quả kiểm định phương sai (2)

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 1.776 3 .592 3.661 .021

Within Groups 5.660 93 .162

Total 7.436 96

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định phương sai (2) là Sig. = 0,021 nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (6). Do đó, trình độ có mối quan hệ với mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, có sự khác biệt (tác động) về mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân giữa bốn nhóm trình độ của khách du lịch. Sau đây là bảng thống kê mô tả.

Bảng 5.13. Thống kê mô tả mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch

Nhóm

trình độ N Mean

Std.

Deviation Std. Error Minimum Maximum

≤ Tiểu học 15 1.8000 .4479 .0000 1.00 2.00

PTCS 38 1.3526 .3876 .1470 1.00 2.00

PTTH-THCN 42 1.2222 .4421 8.081E-02 1.00 2.00

CĐ, ĐH, Sau ĐH 5 1.1739 .4472 .2000 1.00 2.00

Total 100 1.3872 .4424 7.083E-02 1.00 2.00

Từ bảng 5.17, ta thấy trình độ của khách du lịch càng cao thì họ càng tin tưởng vào nguồn thông tin từ kinh nghiệm của bản thân mình. Tiếp theo là bảng kết quả kiểm định từng cặp của bốn nhóm trình độ.

Bảng 5.14. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm trình độ

(I) Trình độ (J) Trình độ Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.

≤ Tiểu học PTCS -.2222 .3144 .1000 PTTH-THCN -.1739 .2965 .1000 CĐ, ĐH, Sau ĐH -.6261* .1984 .020 PTCS ≤ Tiểu học .2222 .3144 .1000 PTTH-THCN 4.831E-02 .1581 .1000 CĐ, ĐH, Sau ĐH -.5778 .2243 .086 PTTH-THCN ≤ Tiểu học .1739 .2965 .1000 PTCS -4.831E-02 .1581 .1000 CĐ, ĐH, Sau ĐH -8000 .3364 .138 CĐ, ĐH, Sau ĐH ≤ Tiểu học .6261* .1984 .020 PTCS .5778 .2243 .086 PTTH-THCN .8000 .3364 .138

Ta thấy, chỉ có một sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm 1 (≤ Tiểu học) và nhóm 4 (CĐ, ĐH, Sau ĐH).

Qua đó cho thấy có sự tác động của trình độ khách du lịch tới mức độ tin của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân. Thể hiện ở sự khác biệt giữa nhóm khách du lịch có trình độ dưới hoặc bằng tiểu học và nhóm khách có trình độ CĐ, ĐH, Sau ĐH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, trong mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch thì chỉ có quê quán, nghề nghiệp và độ tuổi ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của họ. Trong đó, quê quán là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (ảnh hưởng đến phương tiện tham quan và số lần tham quan). Bên cạnh đó, về phân tích sự khác biệt thì chỉ có độ tuổi và trình độ là có sự khác biệt giữa các nhóm cấu thành nên các đặc tính này, thể hiện qua các hành vi sau: đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn các điểm tham quan ở Miếu và mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân họ về Miếu Bà. Đây chính là những yếu tố mà Ban quản trị Miếu nói riêng và Sở du lịch An Giang nói chung cần phải quan tâm. Từ đó, tận dụng các thế mạnh ở các điểm tham quan để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch nhằm giữ chân khách ở lại các điểm tham quan lâu hơn cũng như thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.

5.6. Tóm tắt

Như chúng ta đã biết Lễ Vía Bà diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, nên khách du lịch tham quan chủ yếu vào thời gian này. Có hai phương tiện mà khách du lịch dùng nhiều nhất để tham quan là ô tô thuê và xe máy, nên họ thường đi chung với gia đình, người thân.

Bên cạnh đó, các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng nhiều nhất ở Miếu là ăn và uống. Bởi vì, đây là hai loại sản phẩm thiết yếu nhất. Các loại vật phẩm mà khách du lịch dùng để cúng Bà nhiều nhất là nhang, đèn, áo giấy và trái cây. Chỉ có 30% khách tham quan ở Miếu có mua quà lưu niệm (chủ yếu là sách viết về Miếu, tranh ảnh về Miếu và xâu chuỗi, nhẫn). Vì họ đã mua rồi hoặc các món quà ở đây không có gì mới.

Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu chủ yếu để cúng bái và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Các tiêu chí mà khách du lịch dùng để đánh giá các điểm tham quan là phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự và nhộn nhịp, đông vui. Đa số khách du lịch đều hài lòng sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Hầu hết khách du lịch đều có sở thích xem ti vi, đi du lịch và quê của khách du lịch càng xa thì họ có nhu cầu đi ôtô thuê càng nhiều. Khách du lịch làm nghề trồng trọt, chăn nuôi thường tham quan Miếu vào dịp Lễ Vía, còn khách là nhân viên, học sinh-sinh viên tham quan vào thời gian mà họ rảnh rỗi.

Cuối cùng là mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch, cụ thể là mối quan hệ giữa quê quán và phương tiện tham quan; giữa nghề nghiệp và thời điểm tham quan; giữa độ tuổi và số lần tham quan; giữa quê quán và số lần tham quan. Ngoài ra, còn có một sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của khách du lịch; một sự khác biệt giữa các nhóm trình độ của khách du lịch.

Phần tiếp theo sẽ trình bày tóm lược nội dung của đề tài, những kiến nghị từ kết quả nghiên cứu và hạn chế của đề tài.

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Giới thiệu

Chương 5 đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, gồm ba phần: (1) Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà; (2) Quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà của khách du lịch; (3) Tìm hiểu các đặc tính và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch. Kế tiếp, chương 6 sẽ tóm lược nội dung của đề tài như khẳng định lại tầm quan trọng của đề tài, tóm tắt về phương pháp nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối với Ban quản trị Miếu Bà và Sở du lịch An Giang. Bên cạnh đó, cũng nêu lên một số hạn chế của đề tài.

6.2. Kết luận

6.2.1. Tầm quan trọng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Có thể nói, việc nghiên cứu hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc nhằm đạt được mục tiêu chính là “mô tả hành vi của khách du lịch” như thời gian tham quan; tham quan với ai và bằng phương tiện nào; các sản phẩm và dịch vụ nào mà khách du lịch sử dụng ở Miếu Bà; các vật phẩm nào khách dùng để cúng ở Miếu;…. Do đó, đây là tài liệu rất bổ ích cho Ban quản trị Miếu Bà tham khảo nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp cho các điểm tham quan ở Miếu để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp những thông tin chi tiết cho Sở du lịch An Giang về hành vi của khách du lịch khi đến tham quan An Giang. Từ đó, Sở du lịch sẽ đưa ra những chiến lược áp dụng chung cho các địa điểm du lịch khác của An Giang.

Đề tài được tiến hành theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính nhằm tìm hiểu các biến có liên quan đến đề tài để thiết lập bảng câu hỏi. Kế tiếp, bước nghiên cứu thăm dò được thực hiện bằng phương pháp định lượng với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để xem xét cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng dựa trên bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Trong bước này tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cá nhân với 100 khách du lịch đã tham quan ở Miếu để thu thập dữ liệu.

6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm ba phần: mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà, tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu, tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của họ.

Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà

Đa số khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà từ bốn lần trở lên và khoảng một năm là họ đi một lần vào đúng thời gian diễn ra Lễ Vía. Bởi vì lúc này rất đông vui và nhộn nhịp, có nhiều hình thức vui chơi giải trí kèm theo. Ta thấy, chỉ có 20% khách du lịch tham quan trên 24 giờ. Bởi vì, họ muốn tham quan các địa điểm khác ở xa và muốn chiêm ngưỡng Miếu Bà khi về đêm. Trong số đó, có đến 80% khách du lịch ở nhà trọ xung quanh Miếu vì giá phòng ở đây tương đối thấp.

Bên cạnh đó, phương tiện mà khách du lịch dùng nhiều nhất để tham quan là ôtô thuê và xe gắn máy. Hầu hết khách du lịch đến tham quan các địa điểm ở Miếu là để cúng

Một phần của tài liệu Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc-An Giang (Trang 63)