7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
2.1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tài sản Có
Chỉ số phân tích kết cấu tài sản (%)
Tỷ lệ này giúp các nhà phân tích biết được kết cấu các khoản mục tài sản. Qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế tối đa điểm yếu và phát huy những điểm mạnh hiện có.
Đồng thời, đây cũng là yếu tố quyết định góp phần định hướng cho những chiến lược kinh doanh trong tương lai của ngân hàng.
Ngoài ra, để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản có của một NHTM có thể sử dụng hai hệ số cơ cấu tỷ lệ của 2 nhóm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Hệ số này cho phép nhân định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Tài sản như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW, tài sản cốđịnh của ngân hàng là tài sản có không sinh lời nhưng không thể thiếu được nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro cho NHTM. Bên cạnh đó còn có những tài sản tồn đọng (nợ quá hạn, nợ khó đòi,..).
Chỉ số phân tích hiệu quả tính dụng Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của ngân hàng vào nghiệp vụ cho vay. Giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Tổng dư nợ Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn x 100 % Số dư từng khoản mục tài sản Tỷ lệ % từng khoản mục tài sản = Tổng tài sản x 100 % Số dư từng khoản mục nguồn vốn Tỷ lệ % khoản mục nguồn vốn = Tổng nguồn vốn x 100 %
Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong hoạt động cho vay. Giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ = x 100 %
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.