7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2006-2008 tại SCB
động vốn trong các năm tới để góp phần nâng cao tỷ trọng của vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Có như vậy hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng mới bền vững.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2006-2008 tại SCB An Giang. An Giang.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng hoạt động. Nó
được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau như huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá. Vì thế, nghiệp vụ huy động vốn có vai trò quan trọng trong việc tạo vốn đầu tư và phát triển kinh tế, đây là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cạnh
tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lãi suất huy
động, thu nhập của các tầng lớp dân cư, uy tín của ngân hàng, tốc độ phát triển kinh tế địa phương,… Chính vì vậy, NHTM cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang đánh giá cao vai trò của hoạt động huy động vốn, bởi sự tăng trưởng của nguồn vốn luôn là thước đo tầm vốc và uy tín của ngân hàng.
Hình 02: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008
Từ hình 02 ta thấy, tình hình huy động vốn tại SCB An Giang tăng đều qua các năm từ hơn 21,7 tỷ đồng trong năm 2006 tăng lên 148.185,9 triệu đồng trong năm 2008. Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì Khách hàng”, SCB An Giang đã ra sức tăng cường công tác huy động vốn bằng cách
đưa ra nhiều hình thức huy động khác nhau, tăng cường tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, SCB An Giang cũng ra sức tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng chính sách khách hàng, chú trọng tăng cường theo xu hướng lãi suất hấp dẫn, đa dạng, phục vụ khách hàng nhanh gọn, văn minh, lịch sự nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới. 21,791.20 104,807.20 148,185.90 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 T ri ệ u đ ồ n g 2006 2007 2008 Năm
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 32 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
(Nguồn: Phòng kế toán SCB An Giang)
Bảng 02 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % I. Tiền gửi của TCTD 0 10.594,4 2.519,8 10.594,4 - -8.074,6 -76,2 II. Tiền gửi của khách hàng 21.791,2 94.212,8 135.663,2 72.421,6 332,3 51.453,4 54,6 1. TG thanh toán 8.928,7 15.809,4 12.680,1 6.880,7 77,1 -3.129,3 -19,8 - Không kỳ hạn 8.368,7 11.209,4 10.801,4 2.840,7 33,9 -408,0 -3,6 - Có kỳ hạn 560,0 4.600,0 1.878,7 4.040,0 721,4 -2,721.3 -59,2 2. TG tiết kiệm 12.772 74.750,6 122.878,3 61.978,6 485,3 48.127,7 64,4 - Không kỳ hạn 284,9 289,0 22,1 4,1 1,4 -266,9 -92,3 - Có kỳ hạn 12.487,1 74.461,6 122.856,2 61.974,5 496,3 48.394,6 65,0 3. Tiền ký quỹ 90,5 3.652,8 104,8 3.562,3 3.936,2 -3.548,0 -97,1 III. Phát hành GTCG 0 0 10.003,0 0 - 10.003,0 - Tổng vốn huy động 21.791,2 104.807,2 148.186,0 83.016,0 381,0 43.378,8 41,0
Tổng nguồn vốn huy động tại NHTM cổ phần Sài Gòn tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, vốn huy động đạt 104.807,2 triệu đồng, tăng khoảng 381% so với năm 2006. Năm 2008 cũng đánh dấu sự tăng mạnh của vốn huy động, tăng
43.378,8 triệu đồng so với 2007, tức tăng 41% về tương đối. Nguyên nhân là do:
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước
Đánh dấu một năm 2006 hoạt động tương đối ổn định và khá hiệu quả tại
địa bàn tỉnh An Giang, SCB An Giang đã tạo được sự tin cậy của các TCTD trong khu vưc nhờ vậy mà trong năm 2007 nguồn vốn huy động từ các TCTD trong nước đạt gần 10.594,4 triệu đồng. Tuy nhiên, do năm 2008 là một năm đầy biến động trong hoạt động của các TCTD nên nguồn huy động này đã giảm xuống 8.074,6 triệu đồng, tức là giảm 76,2% so với năm 2007.
Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi của khách hàng tại SCB An Giang bao gồm tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong tỉnh An Giang và một vài tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang,… Từ bảng 02 ta thấy tiền gửi của khách hàng trong năm 2006 đạt 21.791,2 triệu đồng và có xu hướng tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2007, loại tiền gửi này tăng 72.421,6 triệu đồng so với năm 2006, xét về mặt tuyệt đối, tức tăng 332,3% về mặt tương đối. Năm 2008 cũng đánh dấu sự tăng mạnh của tiền gửi khách hàng, tăng 54,6%, tức là nó tăng 61.453,4 tỷ đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
- Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi dùng để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là thanh toán qua Ngân hàng. Ngoài ra, nó còn đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tức thời của người dân. Loại tiền gửi này tăng giảm không điều qua các năm. Đầu tiên, đạt 8.928,7 triệu đồng trong năm 2006, rất thấp. Nguyên nhân là do, chi nhánh mới thành lập chưa được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp. Nhưng nhờ những chính sách đúng đắn của ban Giám đốc, đặc biệt là tập trung vào đối tượng là các tổ chức kinh tế đang hoạt
động tại thành phố Long Xuyên và các vùng lân cận với lãi suất khá hấp dẫn, cộng với cung cách phục vụ nhanh gọn, lịch sự đã tạo được lòng tin nơi khách hàng. Kết quả là năm 2007, tiền gửi thanh toán tăng lên 77,1% trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 33,9% và tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể 721.4% so
với năm 2006, mặc dù tiền gửi có kỳ hạn tăng lên rất nhiều tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tiền gửi thanh toán. Nên nhìn chung không ảnh hưởng lớn
đến tiền gửi thanh toán.
Năm 2008, tiền gửi thanh toán giảm 3,129,3 triệu đồng, tức là giảm 19,8% so với năm 2007, trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm với số lượng rất thấp 3,6%, còn tiền gửi có kỳ hạn giảm với lượng lớn hơn 59% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp. Ta thấy, khủng hoảng tài chính Mỹ đã lây lan tới hầu hết các nước trong năm 2008, điều này đã ảnh hưởng khá lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, sản xuất bị trì trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Kết quả là nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh tế giảm xuống.
- Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm tại NHTM cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng lên đáng kể qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006 tiền gửi tiết kiệm đạt 12.772 triệu
đồng. Năm 2007 đánh dấu một sự tăng mạnh của tiền gửi tiết kiện tại SCB An Giang. Loại tiền gửi này về mặt tuyệt đối tăng 61.978,6 triệu đồng so với năm 2006, tức là tăng lên 485% về mặt tương đối. Và nó lại tiếp tực tăng trong năm 2008, đến cuối năm 2008 tiền gửi tiết kiệm đạt 122,.878,3 triệu đồng tăng hơn 64% so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiện không kỳ hạn tại SCB An Giang có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Trong năm 2007 loại tiền gửi này có xu hướng tăng nhẹ, đạt 289 triệu đồng tăng hơn 1,4% so với năm 2006. Mặc dù, nền kinh tế Việt Nam tăng rất mạnh trong năm 2007 nhưng loại tiền gửi này tăng rất nhẹ nguyên nhân là do SCB không có nhiều chính sách thu hút loại tiền gửi này, SCB An Giang tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn nên khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn vẫn có thể rút vốn trước hạn chỉ trừ những chương trình khuyến mãi quy định rõ không rút vốn trước hạn. Đôi khi có nhiều chương trình khách hàng được rút vốn trước hạn và lãi suất nhận được cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Chẳng hạn như, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt ba tháng nhưng mới có một tháng khách hàng rút ra thì khi đó lãi suất khách hàng nhận được là lãi suất tiền gửi tiết
kiệm kỳ hạn một tháng. Điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho đối tượng khách hàng có món tiền lớn nhưng không xác định rõ được nhu cầu sử dụng trong thời gian sắp tới. Kết quả là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2008 tại SCB An Giang giảm mạnh, giảm 266,9 triệu đồng, tức giảm hơn 92,3% so với năm 2007. Tuy nhiên, do loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tiền gửi tiết kiệm nên nó ảnh hưởng không đáng kể.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiền gửi tiết kiệm tại SCB An Giang. Loại tiền gửi này có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006 tổng số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 12.487,1 triệu
đồng và bắt đầu tăng mạnh trong năm 2007. Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn tăng 61.974,5 triệu đồng so với năm 2006 về tuyệt đối, tức là nó tăng 496,3% về tương đối. Điều này đã thể hiện hiệu quả trong huy động vốn tài SCB An Giang. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã chủ động nâng lãi suất lên cao để thu hút được nhiều tiền gửi. Ngân hàng còn áp dụng tiền gửi đa dạng với nhiều kỳ
hạn khác nhau như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng với lãi suất linh hoạt cho từng kỳ hạn. Ngoài ra, SCB cò có các sản phẩm dành cho các đối tượng khách nhau và có những chính sách ưu đãi đặc biệt như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm “Tích lũy hưu trí” dành cho người trên 50 tuổi với lãi suất cộng thêm là 0,6%/năm, “Tiền gửi tiết kiệm tích lũy học” đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên với nhiều quà tặng hấp dẫn cho những ngày đặc biệt như 01/06, tốt nghiệp các cấp, trúng tuyển đại học,…cùng với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự chu đáo, thuận tiện, tạo
được tâm lý an toàn cho khách hàng.
Năm 2008 cả thế giới phải đối diện với rất nhiều thăng trầm về kinh tế và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tất cả các Ngân hàng cũng như Doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện và vượt qua những khó khăn để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Được sự chỉ thị của Hội sở, SCB An Giang luôn đồng hành cùng khách hàng để vượt qua giai đọan khó khăn chung của đất nước bằng những chính sách ưu đãi vượt trội. Ngoài việc duy trì lãi suất cạnh tranh SCB còn luôn có những sản phẩm và chương trình khuyến mãi nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Khách hàng như: Sản phẩm tiền gửi “Lạm phát vẫn có lãi”, với cam kết
đảm bảo Khách hàng có mức lãi suất tiết kiệm luôn cao hơn mức lạm phát trong mọi tình huống; sản phẩm “Tiết kiệm đảm bảo bằng Vàng”, “Gửi tiền ngay – quà trao tay”, “Hoán đổi lãi suất – Kéo dài kỳ hạn”. Đặc biệt, SCB luôn có chính sách tri ân đối với Khách hàng cao tuổi. Theo đó, từ tháng 7/2008, hàng tháng SCB (Hội sở) chi thêm 30 đến 50 tỷ đồng để bù đắp lãi suất trước biến động lạm phát cho khách hàng từ 50 tuổi tham gia gửi tiền. Khi đó, khách hàng từ 50 tuổi trở gửi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại SCB An Giang sẽđược cộng thêm lãi suất là 0,6%/năm. Kết quả là, tiền gửi tiết kiệm tại SCB An Giang tăng 65% so với năm 2007, tức là tăng gần 48.394,7 triệu đồng về mặt tuyệt đối.
- Tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tiền gửi của khách hàng và nó có xu hướng tăng giảm không ổn định qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tiền ký quỹ tại SCB An Giang rất thấp khoảng 90,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới bắt đầu hoạt động nên một số khách hàng chưa biết đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Chi nhánh cũng như là chưa nắm rõ đầy đủ các nghiệp vụ tại Ngân hàng. Ngoài ra, trên địa bàn An Giang có rất nhiều ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về các nghiệp vụ có tiền ký quỹ như ký quỹ mở L/C, ký quỹ thanh toán,…… Năm 2007, tiền ký quỹ của SCB tăng lên khá cao, tăng 3.562,3 triệu
đồng so với năm 2006 tức tăng khoảng 3.936,2% về mặt tương đối. Nguyên nhân là do tình hình phát triển kinh tế khá ổn định nên nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới năm 2008 tiền ký quỹ đã giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 104,8 triệu đồng, giảm 97,1% so với 2007.
Bên cạnh tiền gửi của các tổ chức tổ tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn huy động chính, thì ngân hàng cũng tìm cách tăng vốn huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Trong năm 2008, SCB An Giang đã huy động hơn 10 tỷđồng nhờ phát hành giấy tờ có giá.