Đánh giá thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại PVFC 1 Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 51 - 54)

- Ký kết hợp đồng thu xếp vốn: Căn cứ vào các điều kiện đã được thống nhất với khách hàng thông qua các bản cháo của các Tổ chức tín dụng được PVFC

Nguồn: Tổng kết hoạt động của PVFC

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại PVFC 1 Thành tựu đạt được

2.3.1 Thành tựu đạt được

Tuy hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động khá mới mẻ, đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong quá trình triển khai và sự năng động, sáng tạo, nắm vững chuyên môn của các cán bộ thu xếp vốn, nhưng PVFC đã bước đầu đáp ứng được vốn tín dụng cho các dự án trong và ngoài ngành.Với sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của PetroVietNam, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu về vốn cho PetroVietnam và các đơn vị thành viên hoàn thành việc triển khai và thực hiện đúng tiến độ các dự án, đáp ứng mục tiêu tăng tốc phát triển của ngành dầu khí nước ta. Riêng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, PVFC thực hiện tham gia tài trợ, thu xếp vốn vốn thành công cho các dự án với tổng vốn tài trợ lên tới 557,4 triệu USD và 1.280 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVFC cũng đã xây dựng được cho mình một quy trình thu xếp vốn tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh, do đó mà công tác thu xếp vốn cho các dự án của công ty đi vào quy củ ngay từ những ngày đầu và chất lượng của hoạt động thu xếp vốn cũng được đảm bảo, xứng đáng là một hoạt động mũi nhọn của toàn công ty.

Những kết quả đạt được ở trên là do:

- Hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Định chế kinh tế hàng đầu của đất nước, vì thế hoạt động thu xếp vốn đóng góp rất lớn vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trong ngành để giúp ngành Dầu khí phát triển ngày càng mạnh, xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Vì vậy, ban lãnh đạo PVFC cũng như ban lãnh đạo Tập đoàn luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho PVFC cũng như các cán bộ phòng thu xếp vốn thực hiện thành công hoạt động thu xếp vốn như kế hoạch đã đặt ra.

- Các cán bộ phòng thu xếp vốn của PVFC với trình độ chuyên môn của mình đã rất chủ động và sáng tạo trong việc triển khai một hoạt động đầy mới mẻ

thị trường xuất hiện nhu cầu thu xếp vốn cho các dự án trong khi các đối thủ cạnh tranh là các công ty tài chính khác chưa kịp phát triển dịch vụ thu xếp vốn. Chính vì vậy, mặc dù ban đầu mục tiêu phấn đấu của PVFC chỉ là bám sát thu xếp vốn thành công cho các dự án cho ngành Dầu khí, nhưng đến nay, PVFC đã mở rộng hoạt động thu xếp vốn sang các ngành khác nhu ngành điện ( thu xếp vốn cho dự án đường dây 220V Tuyên Quang - Thái Nguyên, dự án nhà máy điện Cà Mau, dự án thuỷ điện Nậm Chiến, dự án điện Nhơn Trạch I và II... cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam ), ngành than, ngành du lịch cao cấp.... Hiện nay, tất cả các cán bộ của Ban thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp có trình độ từ Đại học trở lên, chất lượng nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thế mạnh trong hoạt động thu xếp vốn của PVFC.

- Lợi thế về sự gia tăng vốn điều lệ nhanh chóng đã góp phần tạo nên thành công trong hoạt động thu xếp vốn tại PVFC. Trong suốt chặng đường 10 năm phát triển, luôn có sự tăng lên về quy mô thu xếp vốn cho các dự án bởi hạn mức tín dụng của PVFC đối với các khách hàng cá nhân và tổ chức tăng lên, đồng thời hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với PVFC cũng tăng, góp phần làm dồi dào thêm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động tín dụng tại PVFC. Với quy mô vốn điều lệ là 5000 tỷ như hiện nay là lớn đối với một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, PVFC dễ dàng hơn trong việc thu hút các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ tham gia uỷ thác cho vay vốn để PVFC thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư, trong đó có hoạt động thu xếp vốn. Lý do là vì khi ngân hàng tham gia hoạt động thu xếp vốn dưới hình thức đồng tài trợ thì ngân hàng phải thực hiện vai trò đầu mối đồng tài trợ ( theo quy định hiện hành thì công ty tài chính không được đứng ra làm đầu mối đồng tài trợ), chịu trách nhiệm về tài khoản thanh toán trong việc giải ngân, thu nợ, lãi ( do công ty tài chính cũng không được phép thực hiện ngiệp vụ thanh toán), vì vậy chỉ những ngân hàng lớn và nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm đương vai trò đầu mối tài trợ. Cho nên các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ thường lựa chọn nghiệp vụ uỷ thác cho vay để tham gia vào hoạt động thu xếp vốn của PVFC vì có thể vừa mở rộng hoạt động tín dụng của mình lại vừa tránh được rủi ro khi tự tay mình tài trợ cho một dự án lớn.

Bảng 5: Vốn điều lệ của các công ty tài chính

STT Tên Công ty Số và ngày cấp

Giấy phép Vốn điều lệ

Số lượng CN và

SGD

1 Cty TNHH một thành viên tài chính PPF Việt Nam (100% vốn nước ngoài)

112/GP-NHNN ngày 18/04/2008

500 tỷ đồng

1

2

Cty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Vietnam Finance Company Limited)

10/GP-NHNN ngày 10/10/2006

370 tỷ đồng

1

3

Cty TNHH một thành viên tài chính Việt- Societe Generale (Socié General Viet Finance Company)

05/GP-NHNN ngày 08/05/2007

520 tỷ đồng

1

4 Cty tài chính Bưu điện (Post and Telecommunication Finance Company)

03/1998/GP- NHNN ngày

10/10/1998

500 tỷ đồng

5 Cty tài chính Cao su (Rubber Finance Company) 02/1998/GP- NHNN ngày 06/10/1998 1000 tỷ đồng 1

6 Cty tài chính Dệt may (Textile Finance Company) 01/1998/GP- NHNN ngày 03/08/1998 300 tỷ đồng 1

7 CTTC Than-Khoáng sản (Mineral and Coal Finance Company)

02/GP-NHNN ngày 30/01/2007

1.000 tỷ đồng

1 8 CTTC Tàu thủy (Vietnam Shipbuilding

Finance Company)

04/GP-NHNN ngày 16/03/2000

1323 tỷ đồng

3 9 CTTC cổ phần Handico (Handico Finance

Company) 157/GP-NHNN ngày 6/6/2008 350 tỷ đồng 1 10

Công ty TNHH một thành viên tài chính GE Money Việt Nam (GE Money Vietnam Finance Company Limited)

177/GP-NHNN ngày 20/6/2008

300 tỷ đồng

12 CTTC cổ phần Hoá chất 340/GP-NHNN ngày 29/12/2008 300 tỷ đồng 13 CTTC cổ phần Vinaconex Viettel 304/GP-NHNN ngày 14/11/2008 1.000 tỷ đồng

14 CTTC cổ phần Sông Đà (SongDa Finance Joint Stock Company)

137/GP-NHNN ngày 23/05/2008

500 tỷ đồng

15 CTTC cổ phần Xi măng ( Cement Finance Joint Stock Company

142/GP-NHNN ngày 29/05/2008

300 tỷ đồng

16 Công ty tài chính cổ phần Điện lực 187/GP-NHNN ngày 07/7/2008

2500 tỷ đồng

17

Tổng Cty tài chính cổ phần Dầu khí (Petro Vietnam Finance Joint Stock Corporation)

72/GP-NHNN ngày 17/3/2008

5.000 tỷ đồng

9

Nguồn:www.sbv.gov.vn : Website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhìn vào bảng trên, có thể khẳng định PVFC là tổ chức tài chính phi ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam với vốn điều lệ cao và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp.

- Trong suốt thời gian hoạt động của mình, PVFC không ngừng xây dựng và tăng cường mối quan hệ của mình với các tổ chức tín dụng, từ 10 ngân hàng thương mại lên tới hơn 30 ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ( ABB, MB, BIDV, ANZ, Morgan Stanley...). Với mối quan hệ rộng rãi như vậy, PVFC dễ dàng mời chào các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thu xếp vốn dưới hình thức đồng tài trợ.

- Hoạt động thu xếp vốn là hoạt động còn khá mới mẻ so với các tổ chức tín dụng. Do vậy, PVFC chưa có đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường tài chính. Hơn nữa, trong suốt 10 năm hoạt động, PVFC đã xây dựng hoạt động thu xếp vốn trở thành sản phẩm riêng biệt với việc cam kết chịu trách nhiệm đến cùng với độ ổn định các phương án thu xếp, được PVFC hỗ trợ giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án của khách hàng. Như vậy, PVFC đã làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình, xứng đáng được khách hàng tin cậy lựa chọn để tổ chức thực hiện thu xếp vốn cho các dự án của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w