Thực trạng về nguồn vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn tại Tổng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 41 - 46)

- Ký kết hợp đồng thu xếp vốn: Căn cứ vào các điều kiện đã được thống nhất với khách hàng thông qua các bản cháo của các Tổ chức tín dụng được PVFC

2.2.2Thực trạng về nguồn vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn tại Tổng

Khi mới thành lập vào năm 2000, PVFC còn là một tổ chức phi tài chính non trẻ, thiếu kinh nghiệm so với sự trưởng thành và dày dạn của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Hơn nữa, là một tổ chức tín dụng mới ra đời nên chưa có nhiều mối quan hệ rộng rãi và bền chặt với các khách hàng cũng như tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đồng thời do chưa tạo dựng được vị thế, uy tín trên thị trường tài chính cho nên đã vấp phải sự e dè từ các cá nhân và tổ chức trong việc gửi tiền kỳ hạn trên 1 năm, mua trái phiếu và giấy tờ có giá do PVFC phát hành. Vì thế, trong những năm đầu hoạt động, nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thu xếp vốn vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn uỷ thác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( trước là Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam), nguồn vốn uỷ thác của các công ty thành viên trong Tập đoàn, và một phần từ vốn tự có của Công ty tài chính bao gồm vốn huy động được và vốn điều lệ. Thành lập năm 2000, vốn điều lệ của PVFC là 100 tỷ đồng, đến năm 2005 là 300 tỷ, tương đối ít so với giá trị của các dự án của ngành dầu khí. Tuy nhiên, sau 10 năm hoạt động và phấn đấu không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, PVFC ngày càng khẳng định vị thế là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Đến năm 2006, PVFC tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng, và ngày 14/02/2007, PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Đặc biệt ngày 19/10/2008 PVFC đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với tên gọi Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Từ khi hoạt động theo mô hình mới với vốn điều lệ được tăng lên tới 5000 tỷ đồng, PVFC đã trở thành một tổ chức tín dụng phi ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Nhờ những nỗ lực đó, uy tín của PVFC trên thị trường tài chính ngày càng được khẳng định rõ rệt, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm và tin tưởng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của PVFC, đồng thời xây dựng được các mối quan hệ bền chặt, làm ăn lâu dài với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, điển hình như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại Cổ phần Habubank (HBB) và một số ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Indovina, Ngân hàng Bangkok Bank. Ngoài ra, năm 2007 PVFC đã chính thức ký hợp đồng mua bán cổ phần chiến lược với MSIHI - Công ty 100% trực thuộc Tập đoàn Tài chính Morgan

Stanley, theo đó MSIHI chính thức trở thành cổ đông chiến lược của PVFC với việc nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC.

Từ những nỗ lực trên, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thu xếp vốn nói riêng tại PVFC ngày càng được mở rộng cả về quy mô và sự đa dạng trong hình thức. Cho đến thời điểm này, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn tại PVFC không chỉ bó hẹp trong vốn tự có, vốn uỷ thác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các công ty thành viên của Tập đoàn nữa, mà còn có nguồn vốn uỷ thác cho vay đầu tư của các cá nhân và tổ chức và vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Điều này chứng tỏ đánh giá cao uy tín và vị thế của PVFC. Quy mô các nguồn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn cũng thay đổi hàng năm.

Bảng 2: Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn

Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn tự có Vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng) Nguồn vốn từ các tổ chức tìn dụng trong và ngoài nước

Tổng vốn thu xếp 2005 30,100 123,400 165,500 319,000 2006 334,700 1,279,000 1,835,400 3,449,100 2007 610,000 2,342,400 3,147,600 6,100,000 2008 1.869.000 6,054,000 15,772,000 23,695,000 2009 3,022,400 6,930,400 17,300,200 27,253,000

và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng) tìn dụng trong và ngoài nước 2005 9.44 % 38.68 % 51.88 % 2006 9.70 % 37.08 % 53.21 % 2007 10.00 % 38.40 % 51.60 % 2008 8% 25.55 % 66.45 % 2009 11.09 % 25.43 % 63.49 %

Những số liệu trên đây chỉ mang tính chính xác tương đối bởi bản thân PVFC cũng không tách bạch từng loại nguồn vốn, về cơ bản, xu hướng quy mô và tỷ trọng của từng loại nguồn vốn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn là đúng.

Qua bảng 5, ta có thể nhận thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động thu xếp vốn tại PVFC là vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng )- chiếm trung bình khoảng 30%, và nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước - chiếm phần lớn khoảng từ 50%- 65% qua các năm. PVFC chỉ sử dụng một phần nhỏ, khoảng 10% vốn tự có để tài trợ thu xếp vốn, sở dĩ như vậy vì cũng giống như các tổ chức tín dụng khác, PVFC bị giới hạn tín dụng với khách hàng, theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có nêu rõ: hạn mức tín dụng đối với một khách hàng là 15% và với một nhóm khách hàng là 50% vốn tự có của mình, mặt khác hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mũi nhọn của PVFC nhưng ngoài ra, PVFC còn rất chú trọng phát triển các hoạt động khác như hoạt động đầu tư, hoạt động bao thanh toán... vì thế vốn tự có tài trợ cho thu xếp vốn còn khiêm tốn.

Giai đoạn 2 năm 2008 – 2009, đây chính là thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ trở nên trầm trọng và lan rộng sang các quốc gia khác dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tài chính tiền tệ nói riêng. Các tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trong môi trường biến động rất khó dự đoán, thêm vào đó thị trường chứng khoán giảm mạnh liên tục, thị trường bất động sản hầu như đóng băng, lãi suất huy động và cho vay có nhiều biến động với biên độ lớn, cũng gây nên những khó khăn đáng kể cho hoạt động của PVFC.PVFC với sự chuyển đổi từ mô hình hoạt động từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình công ty cổ phần, đã đứng vững trước những

biến động phức tạp của thị trường tài chính, từng bước ổn định và phát triển các hoạt động. Nhờ vậy không chỉ các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của PVFC trong 2 năm luôn đạt mức cao, mà còn là tiền đề quan trọng cho phép PVFC hoàn thành sứ mệnh thu xếp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Petrovietnam, đồng thời tạo điều kiện để PVFC chủ động hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về vốn cho Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên triển khai thực hiện các dự án đúng tiến độ và hiệu quả

Qua số liệu ở bảng 4, ta thấy năm 2008 và 2009, tổng vốn thu xếp được của PVFC tăng vọt so với các năm trước, năm 2007, PVFC chỉ thực hiện thu xếp vốn được 6100 tỷ thì đến năm 2008, con số này là 23.656 tỷ và 27.253 tỷ vào năm 2009. Thông qua bảng 5, nhận thấy vốn chủ yếu tài trợ cho thu xếp vốn trong 2 năm cuối là vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Một số dự án mà PVFC đã thu xếp vốn thành công trong năm 2008 và 2009: - Dự án đường ống dẫn khi Phú Mỹ: 39 triệu USD);

- Dự án đường ống dẫn khí Sư Tử đen/Sư Tử vàng, tổng mức đầu tư 91 triệu đang được tiến hành thu xếp cho vay 29 triệu USD);

- Dự án đóng mới tàu Aframax của PVtrans, tổng mức đầu tư là 210 triệu USD PVFC đóng vai trò là đơn vị tư vấn thu xếp vốn cho dự án.

- Dự án điện Nhơn Trạch I (tổng mức thu xếp cho dự án là 270 triệu USD, PVFC là 1 trong 4 đơn vị đầu mối thu xếp vốn và tham gia tài trợ 10 triệu USD cho dự án);

- Các dự án khai thác mỏ của PVEP trong năm 2008, dự kiến thu xếp khoảng 70 triệu USD cho dự án phát triển và khai thác mỏ Sông Đốc của Trường Sơn JOC.

- Dự án Toà nhà Dầu khí Nghệ An, PVFC cam kết thu xếp vốn 300 tỷ VNĐ - Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 với tổng vốn là 1800 tỷ

- Dự án nhiên liệu sinh học của PVB với mức vốn được thu xếp là 1322,6 tỷ đồng...

Ngoài ra, đầu năm 2010, PVFC đã lần đầu tiên thực hiện thu xếp vốn cho một đơn vị nước ngoài. Ngày 12/01/2010, PVFC và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ký kết thoả thuận vốn và đồng tài trợ vốn với Công ty Liên doanh PV KEEZ PTE. LTD (Singapore). Theo thoả thuận này, PVFC và Vietinbank cam kết thu xếp và tài trợ 252 triệu USD cho Dự án đầu tư và xây dựng kho nổi chứa xuất dầu thô (FPSO) phục vụ mỏ Chim Sáo tại block 12W ngoài thềm

với tổng trị giá các hợp đồng và các gói thầu lên đến 405 triệu USD. Trong đó các đối tác liên doanh gồm: Ezra Holding Limited - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đóng mới, hoán cải, cung cấp, vận hành, bảo dưỡng tàu biển và FPSO/FSO ở Singapore, EOCL (đơn vị thành viên của Ezra Holding Limited), Keppel shipyard investment (KSI) - công ty chuyên trong lĩnh vực đầu tư vào dịch vụ đóng mới, sửa chữa, hoán cải FPSO/FSO, Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải dầu thô, vận tải dầu sản phẩm, khí và các dịch vụ hàng hải kỹ thuật dầu khí khác cho ngành dầu khí ở Việt Nam.

Qua đó chứng tỏ PVFC đã nâng cao hình ảnh và phát triển hoạt động của đơn vị ra tầm khu vực, mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể khi tham gia tài trợ cho dự án, tiết kiệm và thu hút được một nguồn lớn ngoại tệ về cho đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 41 - 46)