Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank (Trang 61)

1.

6 .1. Những kết quả đạt được.

Công tác thẩm định dự án tại SeAbank luôn được đánh giá cao. Thông qua dự án trên cho thấy công tác thẩm định được thực hiện một cách kỹ càng, bài bản.

- Quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định được xây dựng một cách khoa học. Quy trình thẩm định đã được ngân hàng nhà nước, các ngân hàng bạn và khách hàng đánh giá tốt: nhanh, gọn, hiệu quả. Phương pháp thẩm định được đa dạng hóa nhằm đánh giá đúng chất lượng của dự án. Quy trình và phương pháp khoa học là tiền đề để ngân hàng SeAbank đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của SeAbank vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng.

- Về mặt tổ chức thẩm định thì phòng thẩm định và tái thẩm định của SeAbank có vai trò tham mưu cho Ban giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn.

Trong sơ đồ tổ chức của SeAbank, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị chức năng. Khối phòng tín dụng là nơi nhân hồ sơ vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Phòng tín dụng sẽ chuyển các hồ sơ tới phòng thẩm định đểt tiến hành thẩm định dự án, và chuyển kết quả trở lại cho phòng tín dụng để thông báo tới khách hàng quyết định của ngân hàng.

- Nội dung thẩm định tài chính.

Nội dung thẩm định tại Habubank được phân tích tài chính một cách đầy đủ, chi tiết. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định tiến hành điều chỉnh những chỉ tiêu tài chính như tổng mức đầu tư, đầu vào sản xuất, đầu ra thị trường… phù hợp với thực tế dự án. Qua ví dụ trên đây cho thấy rằng, phần thẩm định tài chính của SeAbank tương đối tốt. Đặc biết là việc áp dụng phương pháp độ nhạy cho dự án. Trên đây SeAbank đã tiến hành phân tích độ

nhạy theo nhiều chiều: ví dụ như phân tích sự thay đổi hiệu quả dự án khi giá thành sản phẩm thay đổi, khi giá nguyên vật liệu thay đôi, khi giá trị tài sản cố định thay đổi, khi công suất bình quân thay đổi, và khi nhiều yếu tố thay đổi cùng một lúc. Những phân tích trên đây đã cho thấy được cơ sở vững chắc khi quyết định cho vay từ SeAbank.

Công tác thẩm định tại SeAbank đã được minh chứng qua thực tế, các dự án mà SeAbank cho vay vốn hiện nay đều cho kết quả rất tốt, rất ít dự án rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Về cán bộ thẩm định.Yêu cầu tối thiểu với các cán bộ thẩm định là trình độ đại học.

Trình độ thẩm định của các cán bộ thẩm định ngày càng cao chuyên môn , trình độ, kiến thức Yêu cầu tối thiểu với các cán bộ thẩm định là trình độ đại học. Đồng thời các cán bộ thẩm định luôn được bổ sung các kỹ năng thong qua các lớp nâng cao nghiệp vụ ngân hàng.

-Về mặt trang thiết bị thẩm định.

Ngân hàng SeAbank luôn ý thức nâng cao chất lượng thẩm định. Một trong những giải pháp quan trọng ngân hàng lựa chọn là đầu tư cho hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động thẩm định. Đó là hệ thống máy tính đời mới, được kết nối đường truyền internet tốc độ cao, các thiết bị đo lường, khảo sát tiên tiến. Chúng là những công cụ hữu hiệu đắc lực cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng. Hệ thống công nghệ còn được thể hiện ở việc luôn cập nhật những phần mền hiện đại nhất phục vụ cho quá trình thẩm định dự án tại SeAbank.

1.

6 .2. Hạn chế và nguyên nhân. 1.6.2.1 Hạn chế

Đối với ngân hàng thương mại thì hoạt động thẩm định là một hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất,khoảng 70% trong danh mục tài sản có của doanh nghiệp.

- Về công tác tổ chức thẩm định

Hiện này hầu như cán bộ thẩm định của SeAbank đều thẩm định tổng hợp dự án, mà chưa có sự phân công cụ thể cho các dự án. Chính vì vậy sự hiểu biết chuyên sau cho từng lĩnh vực có sự hạn chế. Điều này gặp khó khăn cho quá trình thẩm định chính xác cho từng dự án. Thực tế thì hầu như, trong hồ sơ dự án, các thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định. Mà việc thuê chuyên gia thẩm định thường đòi hỏi chi phí rất cao, ngân hàng không thực hiện việc này. Biện pháp chủ yếu danh nghiệp làm là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý mà doanh nghiệp đố hoạt động. Song các cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô không thể theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp không thể đưa ra ý kiến chính xác. Mặt khác nếu cán bộ thẩm định không có chuyên môn của riêng mình và chuyên ngành cần thẩm định của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai gây bức xúc cho doanh nghiệp, hoặc nếu doanh nghiệp sai có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng.

- Phương diện thẩm định thị trường dự án. Trong mặt này, việc đánh giá khả năng của sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức nên chưa có các bộ phận chuyên phân tích về các ngành kinh tế. Vì vậy khi thẩm định đến vấn đề này cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tổng cung tổng cầu, mức cung hiện tại, khả năng thiếu hụt là bao nhiêu, đối thủ các tranh của sản phẩm dự án.. Việc thẩm định khía cạnh thị trường mới chỉ thẩm định ở

khía cạnh quá khứ, hiện tại tương lai, mà chưa có một tầm nhìn chiến lược mang tính cạnh tranh lâu dài. Kết quả chất lượng thẩm định tài chính giảm sút

- Về nguồn nhân lực. Trình độ thẩm định của cán bộ vẫn còn những hạn chế nhất định. Cán bộ chưa đáp ứng được nhứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Do thẩm định dự án không chỉ đòi hỏi cán bộ không chỉ thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế thị trường, cán bộ, hoạt động tín dụng tài chính, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng phân tích các chỉ tiêu kinh tế, khả năng trả nợ của dự án. Không những thế đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng về pháp luật, và phải luôn luôn cập nhật và ứng dụng vào các dự án cự thể.

Một hạn chế nữa mà ngân hàng hay mắc phải. Đó là ngân hàng dễ áp đặt ý kiến chủ quan của ngân hàng vào công tác thẩm định dự án. Một số dự án khi xác định thời hạn cho vay thường chưa tuân thủ dòng tiền của dự án đầu tư, dẫn đến tình trạng gò thời gian cho vay. Thực tế thì ngân hàng thường áp dụng thu cả gốc và lãi ngay từ những năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động. Như vậy thì số tiền phải trả qua các năm có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhưng lợi nhuận của chủ đầu tư lại chủ yếu thu được về các năm cuối. Vì vậy chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc trả vốn vay trong những năm đầu tiên.

- Về nội dung thẩm định tài chính.

Nội dung thẩm định của SeAbank hiện nay khá đầy đủ và tốt.Tuy nhiên, các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên dẫn kết quả thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ.

Thẩm định vốn đầu tư, ngân hàng mới chỉ chú ý đến vốn vay của ngân hàng mà chưa chú ý đến phần vốn tự có của chủ đầu tư. Phần này cũng khá quan trọng. Nếu ngân hàng tham gia tài trợ mà chủ đầu tư

không huy động được vốn đối ứng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và tiến độ vốn vay đầu tư.

Thẩm định doanh thu và chi phí: Ngân hàng xem xét chủ yếu trên bảng doanh thu và chi phí của dự án. Ngân hàng có sự so sánh với cá dự án tương tự. Nhưng sự so sánh vẫn còn ở mức hạn chế: số lượng dự án đem ra so sánh còn hạn chế dẫn đến việc xem xét doanh thu chưa toàn diện.

Về khía cạnh chỉ tiêu thẩm định tài chính thì SeAbank đã có những chỉ tiêu cần phải phân tích tính toán NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, rủi ro có thể xảy ra. Điểm hạn chế là cán bộ chỉ dựa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư, SeAbank còn ít có sự hợp tác với các cơ quan khác để có sự hỗ trợ về công nghệ đề có thể thẩm định dễ dàng chính xác không. Mặt khác, về việc phân tích số liệu, thì SeAbank chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án. Việc tính toán các định mức kỹ thuật còn nhiều khó khăn.

- SeAbank còn gặp nhiều hạn chế về mặt thông tin. Ngân hàng SeAbank luôn chủ trương cần phải đa dạng thông tin về dự án, khách hàng. Tuy nhiên thông tin vẫn là một vấn đề SeAbank gặp nhiều khó khăn. Nguồn thông tin vẫn chủ yếu từ phía chủ đầu tư. Việc thu thập tổng kết và liên kết các thông tin là một hạn chế cần được khắc phục tại ngân hàng. Ngoài ra kỹ năng khai thác thông tin từ cán bộ thẩm định chưa sâu, chủ yếu dựa trên hệ thống câu hỏi mà ngân hàng đặt ra.

1.6.2.2 Nguyên nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Việc sắp xếp cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vưà cho vay dài hạn gây ra những bất cập. Khối lượng công việc của cán bộ thẩm định quá nhiều, mô hình chung sẽ làm cho không thật chuyên tâm vào dự án đầu tư.

Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, dàn trải thay vì chi tiết, khiến cán bộ thẩm định lúng túng trong quá trình trong quá tình tra cứu, áp

dụng mà tinh toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Do đó kết quả thẩm định chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ thẩm định.

Ngân hàng mới chỉ chú trọng thẩm định ở khâu cho vay, còn sau khi giải ngân vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy dẫn đến cán bộ vẫn chưa nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn mà dự án gặp phải để có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh.

Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. Nguồn thông tin chủ yếu từ đơn vị vay vốn, quá trình kiểm tra tính chính xác cong hạn chế , tin tưởng của nguồn số liệu. Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng làm giảm vai trò của thẩm định tín dụng đầu tư.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Trên thực tế không ít khách hàng có lối làm ăn không đứng đắn, lập dự án ma và tìm cách rút vốn từ phía khách hàng, nhằm sử dụng sai mục đích .Các thủ đoạn của đối tượng này khá tinh vi. Điều này nếu như ngân hàng không có sự kiểm chứng cẩn thận sẽ gây thiệt hại lớn.

Về phía doanh nghiệp, đôi khi các dự án họ lập chỉ phục vụ cho một phần cho sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định tính chính xác hiệu quả kinh tế từ dự án đó khó khăn. Do việc tính toán doanh thu chi phí, lợi nhuận dựa trên cả dây truyền sản xuất.

- Một số nguyên nhân khác.

Môi trường pháp lý của ngành ngân hàng còn nhiều biến động. Nhiều chính sách thay đổi liên tục gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện cho khách hàng vay vốn nói chung và cho cán bộ thẩm định tài chính nói riêng.

Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương trong chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay .

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN. 2.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng SeAbank trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, mặc dù thì trường tài chính thế giới nói chung, thị trường tài chính Việt Nam gặp nhiều biến động nhưng ngân hàng vẫn quyết tâm giũ vững được đà tăng trưởng của mình.

Trong các hoạt động của mình luôn lấy mục tiêu an toàn chất lượng hiệu quả lên hàng đầu. Đồng thời ngân hàng cũng ý thức được sự phát triển của ngành tài chính Việt Nam, do đó ngân hàng luôn tìm cách hoàn thiện, đổi mới cách thức quản lý - quản trị kinh doanh, quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một ngân hàng thương mại quốc tế. Cụ thể ngân hàng có những định hướng sau:

- Cần phải phát huy những thành công đã đạt được trong các năm trước, giải quyết các mặt tồn tại trong SeAbank.

- SeAbank tiêp tục hoàn thành chiến lược của mình, tạo dựng một ngân hàng lớn mạnh về mặt quy mô và chất lượng dịch vụ, từng bước nâng cao cị thế của ngân hàng trong nước và quốc tế.

- Cần năm bắt cơ hội vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế.

Mục tiêu phát triển của ngân hàng được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu phấn đấu trong thời gian tới:

- Tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm, thực trạng ở SeAbank, chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mở rộng của ngân hàng.

- Rà soát quy trình nghiệp vụ hiện có, các quy định có liên quan của ngân hàng nhà nước, bổ sung các lĩnh vực đầu tư mới như đàu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, ngoại hối, dịch vụ thẻ, thanh toán chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Nâng cao hình ảnh và vị thế của ngân hàng thông qua việc phát triển thương hiệu SeAbank trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

2.1.1. Hoạt động huy động vốn.

Hiện nay, nguồn huy động vốn của doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở Hà Nội, và khu vực huy động chủ yếu từ khách cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng đẩy mạnh việc huy động vốn ở các khu vực khác đặc biệt là phía năm, với thị trường mục tiêu là thành phố Hồ Chí Minh, và địa bàn Miền Trung là Đà Nẵng.Ngân hàng tập trung huy động nguồn vốn giá thành hợp lý, với các lợi ích lớn dành cho khách hàng.Đồng thời, ngân hàng tiếp tục tập trung khai thác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ.Bên cạnh đó ngân hàng vẫn chú trọng tới khu vực các doanh nghiệp quốc doanh và dân cư.

2.1.2. Hoạt động tín dụng.

Ngân hàng luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn hiệu quả, giải ngân các dự án đã ký kết đồng thời tăng cường cho vay ngắn hạn gắn với hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân nâng tỷ trọng cho vay bảo đảm.

Ngân hàng sẽ tăng cường cho vay ngắn hạn trong thời gian sắp tới. Gải ngân các dự án trung và dài hạn.

Ngân hàng nghiêm tục tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng,tuân thủ mức ủy quyền phán quyết trong công tác tín dụng kết hợp với việc quảng cáo,, xây dựng chính sách ngân hàng, chính sách lãi xuất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đổi mới phong cách tín dụng. Cụ thể ngân hàng đề ra chỉ tiêu:

-Tỷ trọng dư nợ cho vay chiếm khoảng 21% - Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0.23%

- Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là chiếm 90% tỷ lệ cho vay bằng tài sản đảm bảo chiếm 80%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4. Định hướng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank (Trang 61)