Đối với ngân hàng SeAbank, cán bộ thẩm định được coi là nhân tố cốt yếu tạo nên một báo cáo thẩm định chất lượng. nắm được tầm quan trọng đó, ngân hàng có những yêu cầu đối với cán bộ thẩm định.
- Về mặt trình độ, cán bộ cần phải có trình độ đại học trở nên, am hiểu chuyên sâ về ngân hàng,tài chính doanh nghiệp và các nghiệp vụ liên quan.
- Về khả năng có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt, nhạy bén cũng như phân tích các chỉ tiêu tài chính.
- Về kinh nghiệm phải trực tiếp tham gia thẩm định , có kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan tới dự án hay kinh nghiệm rút ra từ các dự án kỹ thuật.
- Về đạo đức, cán bộ thẩm định phải là người có tư cách đạo đức tốt. Do đó ngân hàng nên đưa ra các giải pháp sau:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định .
- Ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đây chính là nền tảng vững chắc đảm bảo chất lượng thẩm định. Mặt khác ngân hàng cũng phân công cho các cán bộ có kinh nghiệm dào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để đảm bảo ngân hàng luôn co một đội ngũ toàn diện: có năng lực, năng động luôn cập nhật và tiếp cận nhanh với những cái mới.
- Để hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ ngân hàng cần phải tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn, các lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định ngắn hạn, các buổi giao lưu tọa đàm để cán bộ trao đổi kinh nghiệm và cập nhật các thông tin mới.
Thứ hai: Cần trao dồi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.
- Một cán bộ thẩm định tuy rằng có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong thẩm định dự án nhưng vẫn chưa đủ. Nếu như cán bộ không đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp thì một sản phẩm thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính nói riêng khó đảm bảo được tính khách quan toàn diện và khoa học.
- Dể đảm bảo tính chất lượng của thẩm định ngân hàng cần có biện pháp giao quyền hạn cho cán bộ thẩm định đồng thời gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định đó với sản phẩm của mình. Như vậy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Tuy nhiên ngân hàng đưa ra những quyền lợi dành cho cán bộ thẩm định nhằm mục tiêu khuyến khích cán bộ hăng say làm việc và yêu công việc hơn.
Thứ ba: ngân hàng cần có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Chế độ thưởng phát nghiêm minh là động lực cho cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhiệm vụ thẩm định. Ngân hàng có những phần thưởng dành cho cán bộ có công tác tốt hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khen thưởng đúng lúc sẽ thúc đẩy cán bộ vươn lên. Đồng thời ngân hàng cũng có quy định đối với những cán bộ làm sai quy định, sai do sai xót do thiếu cẩn thận dẫn đến hậu quả lớn khi ra quyết định cho vay.
Thứ tư: Ngân hàng cần có sự quan tâm đến đời sống của cá lớp cán bộ. Vấn đề này được công đoàn và đoàn thanh niên ngân hàng thực hiện khá tốt. Chi nhánh tổ chức các buổi văn nghệ, thể thao giao lưu giữa các nhân viên của ngân hàng, chi nhánh và các ngân hàng ban.