- Kỳ phiếu có mục đích Trái phiếu
3.2- Vay trực tiếp:
Ngoài nghiệp vụ vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, BIDV còn vay trung và dài hạn trực tiếp từ : NHNN và Bộ tài chính; Các tổ
chức tín dụng và nớc ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu t phát triển. Theo bảng 5 ta thấy tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn trực tiếp liên tục giảm. Nếu nh cuối năm 1998 chiếm 59,2% vốn vay trung và dài hạn thì đến cuối năm 2000 chỉ còn chiếm 40,6% ( năm 1999- chiếm 44%). Để xem xét sự biến động này chúng ta sẽ phân tích theo từng nguồn cụ thể sau:
* Vay NHNN và Bộ Tài chính:
Đây là nguồn vốn trung và dài hạn cho BIDV vay trực tiếp từ NHNN và Bộ tài chính để tài trợ cho các dự án phát triển, xây dựng và cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng chiến lợc đối với nền kinh tế do Chính phủ phê duyệt. BIDV chịu sự rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay từ nguồn vốn này. Nghiệp vụ này thờng phát sinh khi Nhà nớc giao cho BIDV thực hiện chơng trình tín dụng đầu t phát triển theo kế hoạch cụ thể nhng lại không rót vốn cho BIDV hoặc rót vốn ít. Do đó BIDV phải tự lo vốn bằng cách vay từ NHNN và Bộ tài chính, đồng thời kết hợp với các nguồn khác để phục vụ tốt theo yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nớc giao. Thông thờng nguồn này có lãi suất u đãi hơn các khoản vay trung và dài hạn khác, cũng nh việc BIDV cho vay theo sự chỉ định của Nhà nớc sẽ có lãi suất thấp hơn. Để BIDV đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì Nhà nớc sẽ tiến hành tài trợ dới hình thức “ Cấp bù lãi suất”- tức là Nhà nớc sẽ cấp cho BIDV phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thông thờng và lãi suất cho vay theo kế hoạch Nhà nớc. Theo bảng 5 ta thấy nguồn vốn này tăng mạnh trong năm 1999 với doanh số là 1648 tỷ đồng ( tăng 100% so với năm 1998) và đến năm 2000 đạt tới 2100 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 1999. Tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn không có sự biến động lớn: Năm 1998 chiếm 11,7%, năm 1999 chiếm 17% và năm 2000 giảm xuống còn 15,5%. Sự biến động của nguồn này gắn liền với yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế theo kế hoạch Nhà nớc từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ: Năm 2000 BIDV đợc Chính phủ giao nhiệm vụ phục vụ tín dụng đầu t phát triển với số vốn là 4000 tỷ theo quyết định số 43/TTg của Thủ tớng Chính phủ.
Bên cạnh nguồn vay này, BIDV còn vay vốn trung và dài hạn dới nhiều hình thức khác nhằm tài trợ cho đầu t tín dụng theo kế hoạch Nhà nớc và các dự án mà Ngân hàng chủ động tím kiếm.
* Vay các tổ chức tín dụng (TCTD):
Nguồn vay trung và dài hạn từ NHNN và BTC rất hạn chế, đặc biệt trong tr- ờng hợp chính sách tiền tệ quốc gia thắt chặt hay NSNN có mức thâm hụt lớn. Do đó BIDV đã chủ động tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn bằng việc vay các TCTD trong nền kinh tế khi cần thiết. Nguồn vốn này chủ yếu đợc hình thành do BIDV vay từ các Công ty bảo hiểm nh: Công ty Bảo hiểm xã hội, Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay vấn đề vốn trung và dài hạn đang là một vấn đề bức xúc của hầu hết các NHTM ở nớc ta, nên hầu nh BIDV không vay nguồn này ở các NHTM trong nớc. Theo bảng 5 ta thấy nguồn này có xu hớng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn trong 3 năm qua. Nếu nh cuối năm 1999 số d là 2135 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 1998 và chiếm 22% vốn vay trung và dài hạn thì đến cuối năm 2000 số d đã đạt tới 3143 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 1999 và chiếm 23,4% vốn vay trung và dài hạn.
Nguồn này tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn cũng gắn liền với sự tăng trởng của tín dụng đầu t phát triển theo kế hoạch Nhà nớc và cá dự án mà BIDV tự tìm kiếm. Sự biến động nguồn vốn vay từ các TCTD cũng dễ hiểu vì Quỹ đầu t phát triển và nguồn vay trung và dài hạn từ n- ớc ngoài đang có xu hớng giảm.
Vay trung và dài hạn từ các TCTD là nghiệp vụ huy động vốn quan trọng của BIDV nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của các dự án cụ thể. Tuy nhiên, nếu lợng vốn này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng ( vì lãi suất thờng cao hơn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu cùng kỳ hạn).
* Vay nớc ngoài cho đầu t phát triển:
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm các nguồn vốn trung và dài hạn từ nớc ngoài để tài trợ cho các dự án đầu t phát triển là một trong những nghiệp vụ huy động vốn quan trọng của BIDV. Trớc năm 1998 nguồn này rất đợc chú trọng.Cuối năm 1996 có số d là 1936 tỷ đồng, cuối năm 1997 có số d là 1677 tỷ
thể hiện ở tính ổn định, kỳ hạn dài và lãi suất vay hấp dẫn ( theo lãi suất trên thị tr- ờng tiền tệ thế giới, trong năm 1999 mức giao động là: 6,3%- 6,5%/năm). Tuy nhiên với quan điểm nguồn vốn trong nớc có vai trò quyết định, hơn nữa trong giai đoạn từ năm 1998-2000 lãi suất nguồn này có xu hớng tăng lên nguồn này trong cơ cấu vốn vay trung và hạn của BIDV giảm tơng đối. Theo số liệu bảng 5 chúng ta thấy: Cuối năm 1998 số d là 1694 tỷ đồng, chiếm tới 24,7% vốn vay trung và dài hạn; cuối năm 1999 số d chỉ còn 454 tỷ, chiếm 5% vốn vay trung- dài hạn, cuối năm 2000 số d chỉ còn 215 tỷ đồng, chiếm 1,6% vốn vay trung - dài hạn. Sự giảm sút của nguồn này trong 3 năm qua là phù hợp với đờng lối, chủ trơng của Đảng và Nhà nớc nhằm phát huy nội lực để phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nớc. Hơn nữa nghiệp vụ này của BIDV nói riêng và cá NHTM nói chung đang gặp một số khó khăn bởi sự kiểm soát, quản lý của NHNN.
Tóm lại, nghiệp vụ vay trực tiếp vốn trung và dài hạn của BIDV trong 3 năm
qua đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu t và kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nguồn vay nớc ngoài giảm mạnh trong năm 1999 và năm 2000 nhng vốn vay trực tiếp vẫn là phù hợp với quan điểm của BIDV nói riêng và chủ trơng của Đảng và Nhà nớc nói chung trong việc phát huy nội lực để phát triển đất nớc.