Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (Trang 44 - 52)

4.2.2.1 Doanh số cho vay

Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho tất cả các thành phần kinh tế: quốc doanh và ngoài quốc doanh có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư theo Nghi định 151/2006/NĐ-CP. Tình hình doanh số cho vay tín dụng đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng 8 ta thấy cùng với sự biến động doanh số cho vay theo lĩnh vực, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động theo, đó là sự tăng nhanh đột biến vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên năm 2008. Vì sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ kỹ thuật tiên tiến đang dần dần xâm nhập vào thị trường nước ta. Để có thể cạnh tranh với họ, các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới máy móc, trang thiết bị tạo ra sản phẩm chất lượng để giữ chân khách hàng.

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp quốc doanh 15.775 34.800 52.630 19.025 120,6 17.830 51,2 2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 21.300 57.900 62.360 36.600 171.8 4.460 7,7

Tổng cộng 37.075 92.700 114.990 55.625 150 22.290 24

(Nguồn: Phòng tổng hợp - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Doanh số cho vay qua 3 năm chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2007 việc giải ngân cho các doanh nghiệp Nhà nước đạt 34.800 triệu đồng, tăng 19.025 triệu đồng hay tăng 120,6% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số tiếp tục tăng lên 52.630 triệu đồng, tăng 17.830 triệu đồng hay tăng 51,2 % so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu Ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhà nước vay để thực hiện các công trình dự án trọng điểm của trung ương như: nâng cấp và cải tạo quốc lộ 54, chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn…, ở địa phương thực hiện các công trình dự án: đầu tư xây dựng dự án cấp thoát nước cho các thị trấn trong tỉnh, đầu tư mở rộng xây dựng trường Đại học Cửu Long…Những công trình này đòi hỏi số tiền vay lớn và vay trong thời gian dài nên các Ngân hàng thương mại trong tỉnh ngần ngại không cho vay. Qua đó ta thấy, Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực này hằng năm đều tăng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh đang phát triển nên nhu cầu về vốn ngày càng nhiều mà chỉ có Ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho họ kịp thời và đúng lúc.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 57.900 triệu đồng, tăng 36.600 triệu đồng hay tăng 171,8% so với năm 2006, và sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 62.360 triệu đồng, tăng 4.460 triệu đồng hay tăng 7,7% so với năm 2008. Sự gia tăng trên là do các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã được thành lập ngày càng nhiều, đa dạng, hoạt động có hiệu quả, có tính khả thi nên Ngân hàng tiến hành giải ngân cho thành phần kinh tế này nhiều. Ở loại hình này thì chủ yếu Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay: đầu tư mở rộng cơ sở khám chữa bệnh, đầu tư mở rộng xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, đầu tư cơ sở vật chất để nuôi trồng thủy hải sản và đầu tư sản xuất dịch vụ giống cây ăn trái sạch bệnh (bưởi 5 roi, cam sành…) theo quy định chủ trương của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển.

Nhìn chung do tình hình kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá, nhu cầu sản xuất phát triển, từ đó nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất cũng tăng lên. Về phía Ngân hàng do chủ động được nguồn vốn nên mạnh dạng đầu tư tín dụng đối với thành phần kinh tế này nên doanh số cho vay tại chi nhánh trong khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên.

15,775 34,800 52,630 21,300 57,900 62,360 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng

Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2006 - 2008

4.2.2.2 Tình hình thu nợ

Trong các thành phần kinh tế thì doanh số thu nợ doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng 9:

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp quốc doanh 28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5) 2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 38.140 65.467 49.735 27.327 71,6 (15.732) (24,0)

Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6)

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Doanh số thu nợ năm 2007 đạt 39.348 triệu đồng, tăng 39,3% so với năm 2006. Nguyên nhân các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động kinh doanh có hiệu quả trả nợ và lãi đúng hạn cho Ngân hàng từ đó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn và doanh số thu nợ tăng lên đánh kể. Nhưng năm 2008, doanh số thu nợ giảm còn 29.301 triệu đồng, giảm 25,5% so với năm 2007. Trong thời gian này, một số dự án do các sở ban ngành trên địa bàn làm chủ đầu tư vay vốn nhưng chưa có kế hoạch trả nợ cụ thể cho chi nhánh gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ vì họ chỉ có thể đôn đốc, nhắn nhở chứ không sử dụng các biện pháp khác để thu nợ được.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2007, doanh số thu nợ đạt 65.467 triệu đồng, tăng 71,6% so với năm 2006 và giảm xuống còn 49.735 triệu đồng năm 2008, giảm 24% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2008 phần lớn các dự án hoàn thành đưa vào sản xuất bị giảm suất hiệu quả sản xuất kinh doanh do giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng dẫn đến nguy cơ nợ quá hạn.

Như vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động không ổn định này là do tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới trong thời

gian qua. Các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên có khả năng trả nợ cho Ngân hàng là rất thấp gây khó khăn cho chi nhánh trong việc hoàn thành kế hoạch được giao.

28,248 39,348 29,301 38,140 65,467 49,735 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2006 2007 2008 Năm T ri u đ n

g Doanh nghiệp quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hình 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN

KINH TẾ QUA 3 NĂM 4.2.2.3 Tình hình dư nợ tín dụng

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, ta nhìn vào bảng số liệu dưới đây:

Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp quốc doanh 117.637 113.089 126.418 (4.548) (3,7) 13.329 11,8 2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 158.838 151.271 173.897 (7.567) (4,8) 22.626 15,0

Tổng cộng 276.475 264.360 300.315 (12.115) (4,4) 35.955 13,6

(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn qua các năm.

- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Năm 2006 dư nợ tín dụng của doanh nghiệp quốc doanh là 117.637 triệu đồng. Đến năm 2007, dư nợ theo thành phần này giảm xuống còn 113.089 triệu đồng với tốc độ giảm 3,7% so với năm 2006.

Nguyên nhân do thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh đang từng bước thực hiện lộ trình cổ phần hóa nên dư nợ tín dụng của doanh nghiệp quốc doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm cho dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế này giảm trong giai đoạn gần đây. Mặc khác, có một số công trình dự án mà các doanh nghiệp này là chủ đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng sau khi được ân hạn 1 năm đã dần dần từng bước trả hết nợ mặc dù doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng qua các năm. Sang năm 2008, dư nợ tín dụng theo thành phần này có xu hướng tăng lên đạt 126.418 triệu đồng, tăng hơn 11,8% so với năm 2007. Trong năm 2008, có nhiều dự án qua công tác thẩm định của chi nhánh có tính khả thi nên Ngân hàng cho vay dẫn đến dư nợ tín dụng tăng.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Dư nợ tín dụng qua 3 năm tăng giảm không ổn định. Năm 2007, dư nợ tín dụng giảm 151.271 triệu đồng, giảm 4,8% so với năm 2006 là do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên tranh thủ trả nợ nên dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm nhẹ và đến năm 2008, dư nợ tín dụng tăng lên 173.897 triệu đồng, tăng 15,0% so với năm 2007.

Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế này năm 2008 tăng lên nhanh là do hiện nay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất nhanh, bên cạnh đó mức sống của người dân khá cao, họ cần nhiều sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn để có thể đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế nên doanh số cho vay và dư nợ cũng tăng nhanh trong giai đoạn này. Vì vậy chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này nhằm tại điều kiện cho họ đầu tư nên dư nợ tín dụng đối với thành phần này cũng có chiều hướng tăng. Mặc khác, theo chủ trương của Nhà nước dần dần cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh nên dư nợ tín dụng của loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển khá với dư nợ ổn định. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các các cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác của mình, vì thái độ

phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. 117,637 113,089 126,418 158,838 151,271 173,897 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm T ri u đ n

g Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hình 9: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

4.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn

Bảng 11:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp quốc doanh 6.781 5.701 4.978 (1.080) (15,9) (723) (12,7) 2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 8.287 9.485 8.449 1.198 14,5 (1.036) (10,9)

Tổng cộng 15.068 15.186 13.427 118 0,8 (1,759) (11,6)

(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

Trong 3 năm, nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long có xu hướng giảm nhất là đối với khu vực doanh nghiệp quốc doanh.

- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Nợ quá hạn qua các năm có biến động rất tích cực. Cụ thể năm 2007, nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 5.701 triệu đồng, giảm 15,9% và tiếp tục giảm xuống còn 4.978 triệu đồng, giảm 12,7% so với năm 2007. Nguyên nhân của tình hình biến động này là do nợ quá hạn của doanh nghiệp quốc doanh chỉ tập trung vào một số khách hàng, các khách hàng

này đã trả số nợ quá hạn năm 2006 trong năm 2007 nên số nợ quá hạn giảm xuống và tiếp tục trả được số nợ quá hạn đã tồn đọng năm 2007 nên nợ quá hạn của thành phần kinh tế này giảm đáng kể trong năm 2008. Do những khách hàng này là khách hàng lớn nên việc trả nợ được hay không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chung của thành phần kinh tế này.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: từ bảng số liệu trên ta thấy tuy có giảm nhưng nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể, năm 2007 nợ quá hạn tăng 14,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do:

+ Công tác theo dõi nợ đến hạn của cán bộ tín dụng chưa kịp thời. Cán bộ tín dụng chưa nắm bắt được khả năng trả nợ và xử lý nợ quá hạn chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn.

+ Một số doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa có nguồn trả nợ vay Ngân hàng.

Năm 2008, nợ quá hạn lại giảm 10,9% so với năm 2007. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh thêm nữa, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp như: theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra doanh nghiệp có sử dụng đúng mục đích đã đưa ra trong phương án vay nợ hay không, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn nên tình hình nợ quá hạn của chi nhánh trong năm có xu hướng giảm. 6781 5701 4978 8287 9485 8449 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng

Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hình 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)