Công tác thẩm định các dự án có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến khả năng thu hồi vốn vay nhất là trong tình hình kinh tế đang bị khủng hoảng hiện nay. Để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng thẩm định ta cần phải chú ý đến các biện pháp sau:
- Các cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về kinh tế, chính trị, xã hội và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Áp dụng công nghệ phầm mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định cho vay mà còn tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.
- Tích cực, chủ động tìm thông tin đầy đủ từ các nguồn: bản thân dự án, chủ đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng (kế hoạch và đầu tư, công nghiệp, nông nghiệp…); từ những Ngân hàng thương mại, từ những phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh truyền hình; từ mạng Internet, mạng chuyên ngành; từ các cơ quan tư vấn chuyên nghiệp… để đảm bảo chất lượng cho vay và hạn chế độ rủi ro.
- Ngoài ra, để đánh giá đúng thực chất của dự án, người thẩm định không chỉ căn cứ vào tình hình số liệu nêu trên dự án mà còn phải khai thác nắm bắt các thông tin ngoài dự án, các thông tin của quá khứ và dự báo tương lai. Như vậy, mới có những cơ sở tương đối vững chắc khi quyết định dự án đó có được đầu tư hay không.
- Phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình thẩm định mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành.