Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (Trang 58 - 59)

Để hạn chế tối đa nợ quá hạn, thu hồi được nguồn vốn đúng thời hạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cần nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp sau:

- Cần ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món nợ vay đầu tiên: cán bộ tín dụng cần bám sát tình hình triển khai dự án, chủ động giải quyết, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án.

- Cần tăng cường công tác xử lý nợ và thu hồi nợ:

+ Đối với công tác thu hồi nợ cho vay: đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của chi nhánh. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi cơ sở, một mặt để đôn đốc thu, tận dụng những khoản thu nhập của đơn vị để thu nợ (nhất là khoản nợ quá hạn), mặc khác cũng có thể giúp đơn vị kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó nắm bắt một cách tương đối toàn diện tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị; kịp thời tham mưu cho lãnh đạo trong chỉ đạo thu hồi nợ vay.

+ Tăng cường công tác xử lý nợ: Đối với các chủ đầu tư cố tình không chịu trả nợ, chi nhánh cần kiên quyết áp dụng xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ kịp thời nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

- Bên cạnh đó cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (Sở tài nguyên, Ủy ban Nhân dân,…) để góp phần hạn chế nợ quá hạn vì đó là nơi cung cấp các thông tin hữu ích cho chi nhánh về tình hình hoạt động của chủ đầu tư cũng như tình hình tài sản đảm bảo của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)