Định tuyến trong mạng Ad Hoc hồng ngoại

Một phần của tài liệu Công nghệ mạng quang không dây và ứng dụng (Trang 72 - 73)

Định tuyến trong mạng Ad Hoc phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm cả hạn chế băng thông, topo mạng linh động, và không đảm bảo về chất lượng đường dẫn. Quy trình thành lập tuyến trong mạng Ad Hoc nên linh động và có khả năng thích ứng. Hầu hết các phương pháp tiếp cận hiện đang đề xuất có nguồn gốc từ các tiện ích mở rộng các giao thức định tuyến trong mạng có dây dựa trên IP. Các giao thức định tuyến có thể được tạm phân loại như là chủ động, phản ứng, hoặc hỗn hợp

3.4.2.1 Chủ động

Định tuyến chủ động cố gắng để duy trì sự nhất quán thông tin định tuyến đầu cuối của toàn bộ mạng. Mỗi nút phải duy trì một hoặc nhiều bảng để lưu trữ thông tin định tuyến đầu cuối và truyền bá thông tin cập nhật trên toàn mạng. Giống như nhiều giao thức truyền thống, chúng thường là bảng điều khiển và giao thức vector khoảng cách .Ví dụ về các giao thức này sắp xếp theo trình tự định tuyến vecter khoảng cách (DSDV), định tuyến trạng thái đường tối ưu (OLSR), định tuyến dạng mắt cá (FSR), giao thức định tuyến không dây (WRP) , định tuyến chuyển mạch nhóm cổng (CGSR) và định tuyến toàn cầu (GSR).

Các giao thức này sử dụng các cơ chế khác nhau trên đường truyền thay đổi tuyến đường và số lượng của các bảng được sử dụng liên quan đến định tuyến. Các giao thức này chủ động cố gắng duy trì các tuyến đường hợp lệ đển tất cả các nút thông tin di động mọi lúc, bất kể cần hoặc không cần thiết. Chúng cũng cần phải cập nhật định kỳ các thay đổi tuyến đường.

3.4.2.2 Phản ứng

Để loại bỏ chi phí cao được đưa ra bởi các bảng định tuyến thông thường và cập nhật thông tin định kỳ định tuyến trong các giao thức chủ động, các tuyến phản ứng được tạo ra chỉ khi yêu cầu của các nút nguồn, và cập nhật thông tin định tuyến truyền chỉ khi cần thiết. Để hỗ trợ cho các tuyến không cập nhật liên tục, một quá trình tuyến đường phát hiện và yêu cầu trong mạng được sử dụng.

Đối với mục đích tối ưu hóa, nhiều giao thức định tuyến phản ứng theo yêu cầu điều khiển. Các giao thức định tuyến mạng Ad Hoc bao gồm :

− Giao thức định tuyến nguồn động (DSR)

− Định tuyến vector khoảng cách Ad Hoc theo yêu cầu (AODV)

− Thuật toán tìm đường tuần tự theo thời gian (TORA)

− Định tuyến trợ giúp vị trí (LAR)

Những bất lợi của các giao thức phản ứng là nó tạo ra rất nhiều chi phí khi tuyến đường được xác định, bởi vì các tuyến đường không nhất thiết phải cần đầu cuối khi có yêu cầu.

3.4.2.3 Kết Hợp

Giao thức hỗn hợp cố gắng cung cấp kết hợp các tính năng của các phản ứng và các phương pháp tiếp cận chủ động có nghĩa là chuyển đổi linh động giữa các bộ phận của hai giao thức. Ví dụ, các giao thức bảng điều khiển có thể được sử dụng giữa các mạng và các giao thức theo yêu cầu bên trong mạng, hoặc ngược lại.

Hầu hết các chương trình hỗn hợp được đề xuất để giải quyết vấn đề khả năng mở rộng trong mạng Ad Hoc. Một ví dụ là giao thức định tuyến khu vực (ZRP). ZRP phân chia mạng thành các vùng khác nhau. Mỗi nút trong một khu vực sử dụng một thuật toán định tuyến chủ động cho bất kỳ các nút bên trong cùng một khu vực, nhưng sử dụng chung một giao thức phản ứng đối với bất kỳ nút nào bên ngoài khu vực.

Mặc dù mạng Ad Hoc quy mô lớn không được sử dụng IR quá rộng rãi trong các ứng dụng hiện tại, tuy nhiên nó không nên bị loại bỏ hoàn toàn. Trong tình huống mà không thể được sử dụng vô tuyến, một nhóm các cells IR ghép vào nhau có thể là một lựa chọn hấp dẫn. Mặc dù thực tế rằng mỗi phương pháp trình bày ở trên mang lại có một sự lợi thế khác nhau, không phương pháp nào trong số chúng phù hợp với tất cả các điều kiện có thể có trong môi trường mạng Ad Hoc. Việc lựa chọn một chương trình định tuyến phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu Công nghệ mạng quang không dây và ứng dụng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w