NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn (Trang 39 - 43)

KHỒNG DÙNG TIỀN MẶT.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc bảo chi: Séc bảo chi có độ rủi ro thấp, vì loại séc này có sự đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng, vì vậy thường dùng cho hai bên ít có mức độ tín nhiệm. Séc bảo chi thanh toán cùng hệ thống sẽ được ghi có ngay cho đơn vị thụ hưởng, vì vậy quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo. Tuy nhiên séc bảo chi nếu sai ký hiệu mật gây chậm trễ cho khách hàng, điều này gây ra rủi ro cho khách hàng khi không được thanh toán số tiền trên mà phải chờ một thời gian xử lý thì mới có thể nhận được tiền. Rủi ro trong trường hợp nhận phải séc giả, bên thụ hưởng sẽ là người thiệt hại.

Rủi ro khi thanh toán bằng Séc chuyển khoản: Độ rủi ro cao hơn séc bảo chi vì không có sự đảm bảo thanh toán của ngân hàng. Người thụ hưởng

khi nộp séc vào ngân hàng không được ghi có ngay vào tài khoản giống như séc bảo chi mà phải đợi kiểm tra của ngân hàng xem trong tài khoản của người phát hành có đủ số dư hay không thì mới ghi có cho người thụ hưởng. Vì vậy rủi ro khi bên phát hành phát hành quá số dư dẫn đến việc người thụ hưởng sẽ không được thanh toán. Ngoài ra còn gặp phải trường hợp séc giả do bên mua có ý định lừa đảo

Rủi ro khi thanh toán bằng UNC.

Rủi ro đối với người mua trong trường hợp người mua áp dụng thanh toán trả tiền trước cho người bán, mà không nhận được hàng như hợp đồng đã ký, khiến cho người mua chịu rủi ro không có hàng.

Rủi ro đối với người bán khi người mua nhận hàng rồi cố tình chây ỳ không chịu thanh toán hoặc từ chối thanh toán khi không muốn nhận hàng do nhiều lý do khác nhau như biến động giá bất lợi cho người mua, hàng lỗi mốt...

Phương thức thanh toán UNC là phương thức mà Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, do đó việc có nhận được tiền hay không của người bán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua nên rủi ro xảy ra bất cứ lúc nào gây ra thiệt hại cho người bán, vì vậy mà hai bên phải thật sự tin tưởng lẫn nhau mới nên sử dụng thanh toán bằng hình thức này.

Rủi ro khi thanh toán bằng UNT.

Rủi ro cho người bán khi người mua không trả tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu tiền hộ người bán chứ không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua, không thể khống chế được hành vi có trả tiền hay không của họ.

Trong thanh toán bằng UNT, rủi ro vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm đối với bên thụ hưởng. Do vậy khi thực hiện thanh toán theo phương thức này, cần xem xét kỹ về uy tín, mức độ tin cậy lẫn nhau, sự thiện chí và khả năng tài chính của người mua. Thanh toán theo UNT ít tốn kém hơn so với

theo thư tín dụng, tuy nhiên rủi ro lại lớn hơn. • Rủi ro khi thanh toán bằng Thư tín dụng.

Đối với bên mua: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên bên mua buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Vì vậy rủi ro khi người bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả tạo, hàng hóa không đúng như trong hợp đồng, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người bán.

Đối với bên bán: Khi bên bán xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và bên bán sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Bên bán phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết bên mua có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Ngoài ra bên bán sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

Đối với ngân hàng: Các ngân hàng tham gia không chỉ là những trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực sự của quá trình thanh toán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho người mua vì vậy đôi khi cũng phải chịu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng.

Rủi ro đối với NH phát hành: Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi đến nếu thấy phù hợp thì thanh toán. Nếu ngân hàng làm sai sót thì chịu hoàn toàn trách nhiệm, gây ra rủi ro đối với ngân hàng. Rủi ro ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp bên mua chủ tâm không thanh

toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. • Rủi ro khi thanh toán bằng Thẻ:

Sử dụng thẻ có mức độ an toàn cao, tuy nhiên vẫn có mức độ rủi ro của nó gây ra bất lợi cho KH. Các rủi ro liên quan đến sự cố kỹ thuật, rủi ro trong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, mã số PIN, rủi ro do thẻ giả,

Rủi ro khi KH có nhu cầu muốn giao dịch, thì lại gặp tình trạng máy ATM tạm thời ngừng giao dịch, KH không thể giao dịch được sẽ gây thiệt hại cho KH. Rủi ro cho khách hàng khi có hiện tượng bị máy ATM “nuốt thẻ”. Khi có sự cố về kỹ thuật có thể dẫn tới tình trạng khách hàng không rút được tiền nhưng máy ATM vẫn cứ trừ tiền trên tài khoản, việc giải quyết sự cố đòi hỏi chứng từ rất phức tạp, kéo dài thời gian, gây rủi ro phiền phức cho khách hàng.

Rủi ro trong trường hợp, chủ thẻ không giao dịch nhưng vẫn bị NH trừ tiền trên tài khoản, sự việc này xảy ra do đâu, lỗi tại hệ thống máy ATM của NH hay là do khách hàng không cất thẻ cẩn thận và để lộ mã số PIN, những vụ việc này cơ sở giải quyết tranh chấp rất khó khăn, và phần lớn, thiệt hại thuộc về KH vì họ không thể chứng minh được là lỗi không phải tại KH.

Rủi ro khi thanh toán điện tử.

Rủi ro về bảo mật thông tin của khách hàng. Thanh toán điện tử có thể khiến cho các vụ gian lận, đánh cắp tài khoản của khách hàng tăng lên nếu như khả năng bảo mật, công nghệ kỹ thuật hiện đại còn hạn chế. Thanh toán điện tử cũng là một lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi sự hiểu biết và nhận thức

mới có thể sử dụng được hình thức thanh toán hiện đại này. Vì vậy người sử dụng nếu như không hiểu biết thấu đáo sẽ gặp rủi ro cao như để lộ mật khẩu tài khoản điện tử, mất tài khoản hoặc bị đánh cắp do sơ suất. Rủi ro về phía ngân hàng khi gặp trường hợp kẻ xấu sử dụng tài khoản giả để giao dịch với ngân hàng khiến cho ngân hàng thiệt hại, vấn nạn hacker đối với phần mềm ngân hàng khiến ngân hàng đôi khi lúng túng khi xử lý.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w