ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn (Trang 76)

3.1.1. Tiềm năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

TT KDTM sẽ trở thành một tiềm năng phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Với tổng dân số trên 84 triệu người, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức bình quân 7.5% trong nhiều năm liên tục. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO sẽ là cơ hội để nền kinh tế phát triển sang một giai đoạn mới. Mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự đối mặt với suy thoái kinh tế toàn cầu Việt Nam vẫn đang bước tiếp những bước đi chắc chắn và vươn xa.

Công nghệ thông tin phát triển và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng ở Việt Nam. Năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân trong nước truy cập mạng thông tin toàn cầu, nhưng chưa đầy một thập kỷ sau, tính đến 5/2008 con số này đã tăng lên 20,2 triệu, chiếm 23,4% dân số. Dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng vào năm 2011, theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU, trong những năm gần đây, Việt Nam đã là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất thế giới. Tính đến hết tháng 5/2008, mật độ điện thoại trung bình của cả nước đã đạt 67 máy/100 dân với tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 58 triệu. Tốc độ phát triển của internet và điện thoại ở Việt Nam tạo điều kiện để TT KDTM có tiềm năng phát triển hơn.

Hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam và thương mại điện tử cũng bắt đầu hình thành và phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Các trung tâm mua sắm, siêu thị bắt đầu được hình thành ở Việt Nam, sự liên

minh giữa những nhà phân phối lớn chuyên nghiệp và NH càng thúc đẩy quá trình thanh toán qua NH. Đây là những tiềm năng, những điều kiện thuận lợi giúp cho TT KDTM có thể phát triển trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Định hướng phát triển nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về chất và lượng trong thanh toán không dùng tiền mặt với các mục tiêu sau:

 Đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, hiệu quả, sử dụng thuận tiện, có khả năng từng bước thay thế tiền mặt trong lưu thông; tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường.

 Góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

 Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đạt được môi trường thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và vững chắc về cơ sở pháp lý ở Việt Nam vào năm 2020.

Một số chỉ tiểu về hoạt động thanh toán đến năm 2020:

 Đến cuối năm 2010 đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn v.v… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%.

 Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán không quá 18%. Đến năm 2020 tỷ lệ này phấn đấu khoảng 15%.

 Đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình

quân mỗi người có 0.5 tài khoản - ở một số nước phát triển mỗi người hiện có hơn 1 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.

 Đạt mức 80% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% đến năm 2020.

Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020:

a) Phát triển TT KDTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội;

b) Phát triển TT KDTM phải có sự cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ là ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt;

c) Các giải pháp phát triển TT KDTM sử dụng các biện pháp kinh tế nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển TT KDTM . Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

3.1.3. Định hướng phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại VPBank Trần Xuân Soạn. VPBank Trần Xuân Soạn.

Công nghệ ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm nếu như muốn phát triển được TT KDTM trong NH. Vì vậy định hướng trong thời gian tới là đầu tư, nâng cấp hệ thống thanh toán, hiện đại hóa công nghệ thông tin, kế toán và xử lý thông tin của NH.

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, hiểu biết để chuyên môn nghiệp vụ NH, đạo tạo các chuyên gia thanh toán và tin học để đáp ứng được những công nghệ thông tin mới nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao.

Định hướng của phát triển thanh toán qua thẻ là: Phát triển hệ thống kênh phân phối thẻ rộng khắp trên toàn quốc; tạo nhu cầu lớn sử dụng thẻ đến mọi đối tượng tổ chức cá nhân, Phấn đấu “Thẻ sẽ là quả đấm thép” .

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN TIỀN MẶT TẠI VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN

3.2.1. Nâng cấp và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Để thanh toán qua NH thật sự có hiệu quả, đạt được tốc độ thanh toán nhanh chóng chính xác, an toàn và bảo mật thông tin KH, NH cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại, với các phần mềm ứng dụng đạt chuẩn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng với hệ thống máy móc được trang bị tiên tiến nhất. Việc đầu tư cho công nghệ là một việc làm khá tốn kém, tuy nhiên lại mang đến sự hiệu quả cao. Không có sự hỗ trợ của công nghệ, thì việc TT KDTM cũng sẽ không thể phát huy được ưu điểm của nó, thậm chí gây ra sự không chính xác, chậm trễ, làm giảm tốc độ trong thanh toán, thời gian xử lý sẽ lâu, sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình. Hiện đại hóa công nghệ thanh toán giúp cho PGD xử lý được khối lượng lớn các công việc liên quan đến dịch vụ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, tạo cơ sở cho việc áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại.

 Mở rộng sử dụng Séc:

Séc là một phương thức thanh toán được sử dùng rộng rãi và rất hiệu quả ở các nước trên thế giới, là một phương thức được Chính phủ rất quan tâm trong việc đẩy mạnh phát triển hình thức này. Thực tế là có rất nhiều các văn bản luật quy định về phát hành và sử dụng Séc. Phòng giao dịch cũng nên tạo mọi điều kiện để KH có thể sử dụng Séc. Khi phát hành Séc quá số dư có thể bị phạt. Tuy nhiên nhiều trường hợp đột xuất, KH phát hành quá số dư do tiền chưa kịp về dẫn đến KH bị thiệt thòi khi phải nộp thêm mức tiền phạt trả chậm.Vì vậy PGD nên cho phép KH có thể dư nợ hay phát hành séc quá số dư theo lãi suất nợ ngắn hạn, thời điểm tính lãi kể từ khi PGD thực hiện thanh toán số tiền quá số dư cho bên thụ hưởng. Đây coi như là hình thức cho KH vay. Với chính sách này sẽ thu hút được KH mở tài khoản sử dụng Séc.

 Mở rộng dịch vụ UNT:

Trong thực tế, UNT rất ít được sử dụng, chiếm tỷ trọng không đáng kể so với các phương tiện khác. Bởi vì UNT có quá nhiều yếu tố, thủ tục thanh toán rườm rà, phải có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. UNT chỉ có lợi cho người bán khi tất cả mọi người có tài khoản tại NH. NH chỉ cần xây dựng một quy trình chuyển thu nhập vào tài khoản cho KH, để khi người mua muốn thanh toán tiền không phải đến NH làm thủ tục nộp tiền mà vẫn có thể chi trả được cho người bán. Phòng giao dịch cần phải kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ như nhà vận hành hệ thống điện thoại di động, điện thoại cố định, truyền hình, Internet, điện nước, bảo hiểm…để thực hiện các hợp đồng thu hộ, vì các dịch vụ này có tính chất phát sinh thanh toán định kỳ hàng tháng, vì vậy việc NH thu hộ các nhà cung cấp sẽ thấy tiện ích rất nhiều, hàng tháng họ không phải đến thu tiền của người sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp vì NH đã thực hiện hộ. Bên cạnh đó PGD cần phải có một quy trình thủ tục thanh toán UNT đơn giản hơn, nhanh chóng hơn thì UNT mới có thể phát huy hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hoàn thiện dịch vụ UNC:

UNC luôn là phương thức thanh toán chiếm doanh số cũng như tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức TTKDTM. Để nó luôn đi đầu về số lượng tương đối và con số tuyệt đối, thì cần phải hoàn thiện hơn nữa về chất lượng dịch vụ UNC. PGD cần đưa ra một quy trình thủ tục nhanh chóng, đơn giản, phải bảo vệ được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán. Khi có sự cố tranh chấp xảy ra, NH phải nhanh chóng giải quyết để bảo vệ lợi ích của KH.

 Đẩy mạnh phát hành Thẻ :

Chỉ thị của Chính phủ đã quy định việc trả lương qua tài khoản thẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho NH phát hành thẻ có thêm được thị trường. Nhưng việc KH sẽ lựa chọn NH nào để mở tài khoản cho mình điều đó phụ thuộc NH có đáp ứng được nhu cầu hay không, vì vậy PGD phải có chiến lược tiếp cận với mọi đối tượng KH, từ những KH có thu nhập cao trong các doanh nghiệp quy mô lớn đến các cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định, các công nhân làm trong khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn. Nhằm thu hút mọi khách hàng đến với ngân hàng mở tài khoản thẻ, cần có chương trình phát hành thẻ miễn phí dành cho khách hàng.

 Nghiên cứu, triển khai dịch vụ thanh toán điện tử:

Với số lượng người dân sử dụng Internet ở mức cao và số lượng thuê bao điện thoại di động và số thuê bao máy bàn ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến, thì xu hướng KH sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán công nghệ hiện đại tiện ích như Internet- banking, Mobile banking, Phone- banking, Home- banking. Vì vậy để đẩy mạnh thanh toán qua các hình thức này, NH cần triển khai thí điểm đến các đối tượng trước mắt là các KH đặc biệt, KH có trình độ hiểu biết và thu nhập cao.

3.2.3. Tăng cường công tác Marketing, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại qua Ngân hàng. thanh toán hiện đại qua Ngân hàng.

quan trọng trong việc thu hút KH biết đến thanh toán qua NH. Sản phẩm dịch vụ mà NH cung cấp mang tính vô hình, khó có thể xác định. KH không thể nhận thức được những ưu điểm nổi bật của sản phẩm, không thể tin tưởng sử dụng dịch vụ thanh toán hiện đại của NH. Vì vậy, công tác quảng cáo sẽ tạo ra cho KH sự hiểu biết hơn về sản phẩm, cùng với thương hiệu đã được khẳng định, họ sẽ an tâm hơn. NH cần có chính sách quảng bá rộng rãi như tích cực tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng trên địa bàn, tài trợ cho các cuộc thi được nhiều người quan tâm. Tổ chức các buổi hội thảo nhằm tăng sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ hiện đại, để thu hút được KH tiềm năng sử dụng dịch vụ của NH.

3.2.4. Tăng cường liên doanh liên kết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức.

Để có thể thanh toán mang lại tính tiện ích cho KH, NH không thể một mình thực hiện được, vì TT KDTM là cần có sự tham gia của các bên, không chỉ KH mà còn bên cung cấp. Vì vậy sự kết hợp với các đơn vị, nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác sẽ là một hướng đi quan trọng của NH có thể làm tốt công tác TT KDTM. VPBank Trần Xuân Soạn cần phải hợp tác mạnh hơn với các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, điện nước, bảo hiểm, các trung tâm thẩm mỹ, các khu vui chơi giải trí, các trường học, các trung tâm thương mại, siêu thị, quán bar…Để những cơ quan, doanh nghiệp trên trở thành đối tác bền lâu của NH, là những đơn vị chấp nhận các phương thức thanh toán thì NH cần có những chính sách ưu đãi miễn phí thanh toán, thời gian đầu có thể chiết khấu hợp lý, có hoa hồng cho những món thanh toán lớn, tạo ra các chương trình khuyến mãi giảm giá nhằm thu hút khách hàng để cả nhà cung cấp hàng hoá và NH cùng có lợi. Ví dụ chiến dịch giảm giá cho khách hàng nếu như mua hàng trong siêu thị, giảm giá tiền phòng và đồ uống tại khách sạn, giảm giá tại các trung tâm Spa & Massage, tại các quán café, tại phòng khám đa khoa của bệnh viện tư nhân…. Điều này vừa tạo điều kiện cho các đối tác có thêm được KH, mà NH lại tạo ra uy tín và tin tưởng đối với

KH của mình, KH lại được hưởng những lợi ích từ việc giảm giá đó. Có thể nói sự hợp tác này mang lại lợi ích đối với 3 bên tham gia thanh toán.

3.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực, sự hiểu biết của nhân viên.

TT KDTM là một lĩnh vực thanh toán hiện đại, đòi hỏi công nghệ để hỗ trợ thanh toán cũng phải tiên tiến hiện đại. Vì vậy yêu cầu đối với các nhân viên ngân hàng là phải biết cách sử dụng thiết bị máy móc, các phần mềm ứng dụng để thực hiện thanh toán cho KH, ví dụ như thanh toán Séc, thanh toán bù trừ nội bộ, thanh toán liên ngân hàng, xử lý các chứng từ điện tử…Do đó, phải tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có một trình độ hiểu biết, năng lực thực sự mới có thể thực hiện được các quy trình phức tạp của nó. Có như vậy mới mang đến cho KH sự nhanh chóng chính xác trong giao dịch, tạo tâm lý thoải mái cho KH để KH tiếp tục đến NH giao dịch. Mặt khác, ngày nay cạnh tranh trong khối các NH là rất mạnh mẽ quyết liệt. Các NH đều mong muốn đánh chiếm thị phần với mục tiêu là ngân hàng bán lẻ, hướng tới mọi KH với chất lượng phục vụ là tốt nhất. Chất lượng phục vụ là yếu tố quan trọng để có thể giữ chân KH cũng như thu hút được thêm số KH mới. Vì vậy,

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam- PGD Trần Xuân Soạn (Trang 76)