Hợp đồng bảo lãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng tài sản và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 29 - 30)

2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản

2.1.2.Hợp đồng bảo lãnh

Với hợp đồng bảo lãnh do trong bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có hai quan hệ về nghĩa vụ, giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh vì vậy trong nội dung của hợp đồng bảo lãnh cũng có những điểm khác biệt so với trong hợp đồng thế chấp hay cầm cố.Theo quy định trước đây, nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bao gồm:

+ Tên và địa chỉ các bên; Ngày, tháng, năm

+ Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh

+ Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh

+ Tài sản bảo lãnh, giá trị tài sản bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân sách nhà nước; tài sản bảo lãnh là tài sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản

+ Quyền nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh + Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh + Các thỏa thuận khác.

Như vậy do trong biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba có ba chủ thể tham gia vào quan hệ bảo đảm tiền vay vì vậy trong hợp đồng cần quy định rõ quyền nghĩa vụ của từng bên khi tham gia vào quan hệ. Cần xác định rõ từng chủ thể: đâu là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh để phân biệt

rõ ràng phạm vi quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như vai trò của mỗi bên trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, trong hợp đồng tín dụng. Cũng như với hợp đồng bảo đảm hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng tài sản và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 29 - 30)