Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng tài sản và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản

2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cũng là một loại hợp đồng dân sự vì vậy nó được giao kết trên nguyên tắc tự do nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, do đây là một hợp đồng mang tính đặc thù vì vậy để giao kết hợp đồng cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể:

Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân, tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên vay phải có tài sản bảo đảm.

Thứ hai là điều kiện về tài sản: Tài sản chính là đối tượng trong hợp đồng này. Tài sản dùng để bảo đảm với mỗi biện pháp bảo đảm khác nhau phải thỏa mãn những điều kiện theo quy định mới được phép dùng để bảo đảm. Nhưng tài

sản phải thuộc sở hữu của bên thế chấp, cầm cố đối với hợp đồng thế chấp, cầm cố; phải thuộc sở hữu của bên bảo lãnh đối với biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Tài sản dùng để bảo đảm có thể là tài sản có thực ở hiện tại hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Đối với tài sản dùng để bảo đảm là tài sản có thực ở hiện tại thì trong hợp đồng phải có điều khoản mô tả về tài sản, nêu cụ thể giá trị của tài sản. Còn đối với tài sản hình thành trong tương lai do tại thời điểm giao kết hợp đồng hình thành quyền và nghĩa vụ của các bên tài sản đó chưa có vì vậy có thể mô tả khái quát về tài sản đó. Tài sản dùng để bảo đảm có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên đối với tài sản là quyền sử dụng đất cần tuân theo các quy định cụ thể theo pháp luật về đất đai.

Thứ ba là về việc đăng ký giao dịch bảo đảm: Nếu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản có giao dịch bảo đảm thuộc một trong các trường hợp sau thì đăng ký giao dịch bảo đảm: Thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng giống; thế chấp tàu bay, tàu biển; thế chấp một tài sản bảo đảm để thực hiện nhiều nghĩa vụ; các trường hợp khác nếu pháp luật quy định (theo quy định tại điều 12.1 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm). Sở dĩ như vậy vì các tài sản này có tính chất phức tạp, ví dụ đất đai là sở hữu nhà nước, tàu bay có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia… Nếu thuộc một trong các trường hợp trên mà không đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản không có giá trị pháp lý.

Các điều kiện trên phải được thỏa mãn thì mới có thể tiến đến giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Sau đó các bên thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một trong các điều kiện để ký kết hợp đồng tín dụng nhưng nó có sự độc lập với hợp đồng tín dụng. Khi hợp đồng bảo đảm tiền vay

bằng tài sản vô hiệu toàn bộ hay từng phần thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà giao dịch bảo đảm đó là điều kiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng tài sản và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w