II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN
2. Công tác kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là một công việc thường kỳ và cũng khó khăn nhất mà công ty phải tiến hành. Bởi thông qua việc kiểm tra tài chính, Ban lãnh đạo công ty kịp thời phát hiện những khác biệt xa dời tiêu chuẩn và kế hoạch, để từ đó ra những quyết định quản lý kịp thời. Ngoài ra, kiểm tra tài chính còn góp phần để phân phối các nguồn tài chính của công ty một cách hiệu quả.
Công ty đã thống nhất các nguyên tắc kiểm tra tài chính: Nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật.
xuyên và phổ cập.
Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả trong kiểm tra tài chính. Bản chất kiểm tra tài chính của công ty:
Công tác kiểm tra tài chính của công ty thực chất là :
Kiểm tra tiến độ huy động , nguồn khai thác vốn; rồi sau đó tiến hành so sánh với kế hoạch tài chính.
Kiểm tra lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của công ty để đảm bảo thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra và đảm bảo được tính khách quan.
Kiểm tra tài chính thông qua việc đọc; phân tích các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính.
Phân tích các nguyên nhân, thiết lập những biện pháp sửa chữa sai lệch đối với những khác biệt xuất hiện.
Thực hiện những biện pháp sửa chữa sai lệch hoặc tiến hành hiệu đính những tiêu chuẩn và kế hoạch.
Cách thức công ty tiến hành kiểm tra tài chính:
Công ty đang áp dụng cách thức tiến hành kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện các kế hoạch tài chính. Cách kiểm tra này nhằm mục đích đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế , bất cập còn tồn tại. Để từ đó rút ra các bài học và kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai, xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính sắp tới; nhằm hướng vào mục đích cao nhất của công ty.
3. Quản lý vốn .
3.1. Quản lý vốn lưu động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải duy trì được vốn với số lượng nhất định. Vì vậy, công ty luôn coi trọng vấn đề quản lý vốn trong quản lý tài chính. Vốn luân chuyển của công ty bao gồm:
Vốn tiền mặt. Đầu tư ngắn hạn.
Quản lý khoản cần thu ( công nợ) . Quản lý hàng tồn.
3.1.1. Quản lý vốn tiền mặt.
Chi thu tiền mặt là nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty. Nó ảnh hưởng và quết định mức độ và chi phí giá thành quay vòng của tiền vốn.
Do đó công ty luôn chú trọng khâu quản lý dự toán thu chi tiền mặt. Công ty đã thống nhất các nguyên tắc cơ bản dự toán thu chi tiền
mặt:
Nguyên tắc hai tuyến thu chi: tức là thu tiền mặt và chi tiền mặt phải được phân định giới hạn rõ ràng.
Nguyên tắc dự toán cứng: Dự toán thu chi tiền mặt đã được phê chuẩn đều có hiệu lực pháp luật, bất cứ ai cũng không được phép tuỳ tiện sửa đổi. Toàn bộ chi thu tiền mặt của công ty đều phải đưa vào phạm vi khống chế của dự toán, không có trong dự toán không chi tiền, từ chối tất cả những hiện tượng chi vượt dự toán.
Nguyên tắc chi tiết hoá: Dự toán thu chi tiền mặt phải được thiết lập một cách chi tiết tỷ mỉ, phải tiến hành phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng khoản theo tiêu chuẩn định mức, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải được tính toán, chỉ có dự toán chi tiết cụ thể mới có thể phát huy được vai trò khống chế dự toán thực sự.
Nguyên tắc uỷ quyền: Dự toán sau khi được công ty phê duệt thì uỷ quyền cho bộ phận tài vụ thực hiện và khống chế .
đang áp dụng một trình tự dự toán cơ bản, bao gồm 6 bước: Bước 1: Thiết lập dự toán chi thu tiền mặt
Các đơn vị, các bộ phận khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế hoạch công tác đồng thời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan, để báo cáo với bộ phận tài chính.
Bước 2: Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt
Bộ phận kế toán kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự toán tiêu thụ. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt chúng ta có thể giao trách nhiệm thu hồi tiền hàng tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ phân phối thưởng phạt thu tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập tiền mặt là cơ sở của dự toán thu chi tiền mặt.
Bước 3: Thiết lập phương án dự toán chi thu tiền mặt.
Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính với tất cả các chủ quản bộ phận tiến hành thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt toàn công ty.
Bước 4: Thẩm duyệt dự án dự toán chi thu tiền mặt Bước 5: Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt
Sau khi dự toán được thông qua, trong quá trình thực hiện bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế chính.
Bước 6: Kiểm tra giám sát dự toán chi thu tiền mặt
Tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách nhiệm đương sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán.
3.1.2.Quản lý công nợ.
Hiện nay công ty có rất nhiều khoản công nợ tiền hàng chưa thu hồi, đồng thời tốc độ thu hồi công nợ đó rất chậm, thời gian thu hồi kéo dài nên khiến cho việc quay vòng vốn công ty gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có một chính sách tín dụng nào để khắc phục tình trạng này, nên việc đòi nợ rất khó khăn.
3.1.3. Quản lý hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là hạng mục có tỷ lệ tương đối lớn trong tài sản lưu động của công ty, nó chiếm khoảng 50 – 60% tài sản lưu động.
Hiện nay, công ty có các loại chi phí hàng tồn :
Chi phí mua hàng ( mua bán vật tư). Chi phí đặt hàng.
Chi phí lưu kho. Chi phí thiếu hàng
Các phương pháp giá cả kế hoạch hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là:
Phương pháp sản phẩm nhập trước thì xuất trước. Phương pháp nhập sau xuất trước.
Phương pháp bình quân số biến động. Phương pháp bình quân di động. Phương pháp tính giá trị cá biệt.
công ty còn có những hạn chế:
• Chưa có một phương pháp thiết lập định mức vốn hàng tồn.
• Việc quản lý và thực hiện các loại định mức tiền vốn chưa hiệu quả.
• Việc xử lý hàng tồn chưa khoa học, quản lý lỏng lẻo, hàng tồn bị mất mát hoặc hỏng hóc.
Hiện tại công ty không có xu hướng nắm giữ chứng khoán khả nhượng.
3.2. Quản lý vốn cố định.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của công ty. Tài sản cố định của công ty tập trung phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh kiếm lời, gồm 2 loại:
Tài sản cố định hữu hình, như:
Những thiết bị chính của quá trình sản xuất kinh doanh như: công cụ vận chuyển ( xe ô tô, xà lan…), máy móc thiết bị và những vật kiến trúc nhà ở có niên hạn sử dụng là 1 năm trở lên.
Thiết bị và dụng cụ quản lý như: thiết bị văn phòng, các dụng cụ đo lường, hệ thống truyền dẫn thông tin ( như máy tính, máy fax, máy hút ẩm, điều hoà…).
Tài sản số định vô hình: là tài sản công ty sử dụng lâu dài nhưng không mang hình thái thực sự, nhưng có thể đem lại lợi ích lớn và lâu dài cho công ty. Bao gồm:
• Bản quyền sáng chế phát minh.
• Quyền thương hiệu.
• Quyền sử dụng đất đai.
• Kỹ thuật không thuộc bản quyền sáng chế phát minh.
• Quyền chuyên doanh và uy tín thương hiệu.
Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định mà công ty đang áp dụng là: tài sản cố định của công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.
Phương pháp khấu khao của công ty: hiện tại, công ty đang áp dụng theo phương pháp đường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sử dụng tài sản cố định được công ty ấn định phù hợp với mức mà Bộ Tài Chính quy dịnh trong quyết định số 206/2003/QĐ – BTC. cụ thể như sau:
- Thời gian sử dụng phương tiện vận tải: từ 5 đến 6 năm.
- Thời gian sử dụng thiết bị và dụng cụ quản lý: từ 3 đến 4 năm.
Tuy nhiên, tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài sản cố định tại công ty chưa tốt. Nhiều nhân viên chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ và sử dụng tài sản cố định. Công tác quản lý khấu khao tài sản cố định còn nhiều bất cập, chưa tính toán chính xác khấu khao tài sản, chưa có phương pháp tính nâng cao khấu khao tài sản cố định.
Do vậy, công ty nên chú ý đến việc tìm ra những phương pháp tính nâng cao khấu khao tài sản cố định.
3.3.Quản lý vốn đầu tư tài chính..
Công ty không chỉ chú trọng đầu tư trong nội bộ mà còn đầu tư ra bên ngoài, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận đảm bảo an toàn về vốn. Hiện tại, công ty thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài chủ yếu thông qua các chứng khoán có giá trị như: mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp một số vốn nhàn rỗi để kinh doanh, liên kết…