II. KIẾN NGHỊ
1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và vốn
Các doanh nghiệp cần tài chính để tồn tại và phát triển. Bên cạch vốn tự có, 2 nguồn tài chính cho các doanh nghiệp đó là tính dụng và vốn. Chính sách tính dụng và vốn tác động mạnh tới việc cải thiện tình hình vốn cho các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn
an toàn, thuận lợi đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, các chính sách này cần thiết phải đổi mới theo hướng:
- Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ: có chính sách chống độc quyền kinh doanh ngân hàng. giảm mức dự trữ bắt buộc. Nhà nước chỉ nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở và dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất trần một cách linh hoạt sát với cân bằng cung - cầu vốn trên thị trường. Việc khống chế mức lãi suất trần cứng nhắc như hiện nay sẽ làm hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế.
- Mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng: giải pháp này nhằm thiết lập lãi suất thị trường thực sự, ổn định lãi suất, giảm bớt phiền hà cho khách hàng trong việc vay vốn.
- Giảm bớt thủ tục vay vốn: mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động, khuyến khích cạnh tranh hợp pháp.
- Phát triển quỹ tín dụng nhân dân.
- Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
- Sửa đổi và ban hành các Văn bản Pháp luật, những quy định để xây dựng một khung pháp luật toàn diện, hiện đại và tạo điều kiện cho người vay thực hiện việc bắt buộc cầm cố và thế chấp.
- Mở rộng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tới vốn và các quỹ đầu tư theo hướng như: tiếp cận với nguồn vốn của nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh, liên kết.
- Xem xét thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để trợ giúp cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đáp ứng được những yêu cầu về thế chấp để vay tín dụng từ các nguồn chính thức. Để đảm bảo nguồn tài chính, giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển.