Quyết định đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 66)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN

5. Quyết định đầu tư tài chính

Đầu tư là hoạt động quan trọng nhất trong việc xử lý tài chính doanh nghiệp. Nó không những liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty mà còn có vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ kỹ thuật. Chính vì vậy, khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào thì Ban lãnh đạo công ty cùng thống nhất với nhau và đưa ra phương án đầu tư có hiệu quả với mục tiêu đưa công ty không ngừng phát triển.

Hình thức đầu tư ở công ty.

Năm 2007 công ty tập trung vào đầu tư TSCĐ hữu hình như mua thêm 2 xe chở hàng trị giá 100.000.000 VNĐ, trang bị mới hệ thống máy tính trị giá 20 triệu đồng. Như vậy công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tài chính đã vạch ra từ đầu năm.

đến năm 2007 lên tới 26.590.456.780, gấp 10 lần so với năm 2006. Mặt khác TSCĐ hữu hình tăng từ 870.094.467 năm 2006 lên đến 1.186.455.105 vào năm 2007, tăng tương ứng một lượng là 316.360.638.

Qua bảng 2.Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty năm 2006 và 2007 và bảng 3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006, 2007 ta thấy:

Năm 2006 các khoản đầu tư tài chính là 1.076.122.000 năm 2007 các khoản này đã tăng lên 1.211.000.000 nhưng tăng không đáng kể. Qua đây ta thấy công ty đã duy trì mức đầu tư tài chính dài hạn tương đối ổn định, và chỉ đầu tư dài hạn khác như mua trái phiếu và cổ phiếu nhà nước từ những năm trước. Công ty chưa thấy có sự đầu tư vào thị trường chứng khoán, một trường khá mới mẻ ở Việt Nam.

Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chính là khoản tiền gửi ngân hàng, khoản tiền này vào cuối năm 2007 đã lên tới 5.403.163.732. Như vậy tổng đầu tư tài chính cả dài hạn và ngắn hạn của công ty vào năm 2007 là 6.614.163.732.

Mặt khác theo bảng 4. báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 cho thấy tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia là 165.518.280, đây cũng chính là khoản lợi nhuận thu được do hoạt động đầu tư tài chính đem lại.

Hiệu quả hoạt động 165.518.280

đầu tư tài chính = x 100 = 2,5% năm 2007 6.614.163.732

Như vậy, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính năm 2007 là 2,5 %. chứng tỏ quyết định đầu tư tài chính năm 2007 của công ty là tương đối hợp lý và công ty nên khai thác triệt để hoạt động này trong thời gian tới.

6. Bộ máy quản lý tài chính của công ty

BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

 Kế toán trưởng:

• Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty. Phó phòng kế toán kế toán tiền mặt kế toán thanh toán công nợ kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ Thủ quỹ kế toán tổng hợp, tiêu thụ kế toán TGNH Giám đốc kế toán trưởng PGĐ nội chính

• Tổ chức, điều hành bộ máy kế toán tại công ty.

• Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý và ra quyết định kinh tế, tài chính của công ty.

• Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ quỹ, thủ kho.

• Tổ chức, kiển tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hạoch tài chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ thuật,các dự toán tài chi phí.

• Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.

 Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho kế toán trưởng, được kế toán trưởng uỷ quyền hoặc thực hiện một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám Đốc và kế toán trưởng công ty về phần việc được phân công.

Công việc được phân công cụ thể như sau:

• Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc về chuyên môn khi kế toán trưởng vắng.

• Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả liểm kê.

• Hướng dẫn và kiểm tra kế toán tại công ty việc ghi chép, mở sổ sách kế toán theo đúng quy định của nhà nước.

• Kiểm kê việc lưu trữ, bảo quản các tìa liệu kế toán theo đúng thời gian quy định của nhà nước.

liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trên cơ sở tình hình diễn biến của thị trường.

 Nhân viên kế toán:

• Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo quy định của nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán.

• Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng về phần việc được phân công.

• Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM

Dựa vào mục tiêu hoạt động tài chính năm 2007 mà PGĐ tài chính cùng với ban lãnh đạo của công ty đã đề ra từ đầu năm và kết quả phân tích các thông số tài chính chủ yếu trên các báo các tài chính, có thể đánh giá hoạt động tài chính của công ty CPĐT&PTCN Phương Nam trên một số mặt chủ yếu sau

1.Về việc thực hiện mục tiêu

BẢNG 8 . ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2007

Về doanh thu, lợi nhuân.

Chỉ tiêu Mục tiêu Thực tế TT/MT Đánh giá Tốc độ tăng trưởng doanh thu 150% 181% 121% Đạt

Về các thông số tài chính.

Chỉ tiêu Mục tiêu Thực tế Đánh giá

1. Các thông số về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,58 lần 2,57 lần Đạt Tỷ số thanh toán nhanh 2,13 lần 2,33 lần Đạt

2. Các thông số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,33 0,39 Chưa Đạt

Tỷ số nợ vốn cổ phần 1,2 0,64 Đạt

Tỷ số cơ cấu tài sản 70% 95,07% Đạt

Tỷ số cơ cấu nguồn vốn 50% 61,13% Chưa đạt

3. Các thông số về khả năng hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho 125 lần 16,14 lần Đạt Vòng quay vốn lưu động 25 lần 2,43 lần Chưa đạt Hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh 50 lần 73,36 lần Đạt Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 15 lần 2,31 lần Chưa đạt

4. Các thông số về lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0.74% 0,74% Đạt Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 1,48% 1,7% Đạt Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2,22% 2,78% Đạt

2. Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục.

2.1. Những kết quả đạt được.

Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2007, ta thấy công ty đã đạt được một số kết quả, đó là:

 Công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, doanh thu cũng như hiệu quả sinh lời từ đồng vốn chủ sở hữu đều tăng khá tốt, và đạt các tiêu chí về tỷ lệ.

 Xét về mức độ an toàn về tài chính thông qua cơ cấu vốn cho thấy công ty đã khai thác tốt vốn vay đầu tư mới vào năm 2007 để trả nợ và bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua lợi nhuận giữ lại, tỷ số nợytreen tổng tài sản đạt 39% là chấp nhận được.

 Khả năng thanh toán của công ty ở mức thích hợp, tỷ số này không dao động lớn qua các năm

liên tục cho thấy công ty sử dụng tài sản có hiệu quả. Hiệu suất tăng mạch so với năm 2006 . Tuy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống nhưng không đáng kể.

 Công ty sử dụng phương thức thanh toán chủ yếu là qua ngân hàng, phương thức thanh toán này khá đảm bảo nếu công ty có số dư tiền mặt tài quỹ lớn hơn số dư tiền mặt tối thiểu, tiền gửi ngân hàng mục đích thanh toán chứ không nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay hình thức thanh toán này cũng đã được hầu hết các công ty sử dụng, hơn nữa hình thức thanh toán qua ngân hàng không mất một khoản phí nào.

2.2. Những hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong thời giam tới cần khắc phục:

 Kết cấu vốn: cho ta thấy cơ cấu nợ có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn đạt mức an toàn về tài chính. Năm 2007 đạt 95,07% trên tổng tài sản. Tuy nhiên tỷ số nợ có xu thế tăng và hệ số cơ cấu nguồn vốn lại giảm, công ty cần phải quan tâm nếu không có thể dẫn tới mất an toàn tài chính.

 Ta thấy lượng hàng tồn kho năm 2007 tuy tăng so với năm 2006 nhưng vòng quay hàng tồn kho tăng là không đáng kể, do đó vẫn ứ đọng một lương hàng tồn kho. Bên cạnh đó việc quản lý định mức hàng tồn kho và xử lý hàng tồn của công ty còn nhiều hạn chế.

 Công tác quản lý công nợ của công ty chưa tốt, vẫn còn rất nhiều khoản nợ kéo dài không đòi được. Các khoản phải thu năm 2007 tăng đột biến 96,63% so với năm 2006, do đó chúng đã ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các khoản phải thu thể hiện khoản nợ của khách

hàng khi công ty bán chịu, vì vậy để nâng cao hiệu quả các khoản phải thu công ty nên thiết lập một chính sấch bán chịu cho riêng mình để có thể thu hồi vốn nhanh.

 Năm 2007 giá vốn hàng bán và các chi phí tăng lên đột biến. Giá vốn hàng bán tăng cao làm cho lãi gộp giảm, hơn nữa chi phí bán hàng lại tăng quá mức có thể, công ty đang thực hiện chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh các nỗ lực marketing do phải tấn công với các đối thủ cạnh tranh, nhưng đây là một biểu hiện xấu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn. Do vậy, công ty cần phải xem xét lại chính sách đầu tư hiện tại, bộ máy quản lý xem xét tiết giảm các khoản mục chi phí.

Nguyên nhân gây ra các hạn chế trên là do công ty chưa chú trọng công tác lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm nên chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, và tiêu thụ sản phẩm đẫn đến ứ đọng hàng hoá. Bên cạnh đó công ty chưa tạo lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, với nhà cung cấp, với thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như mối quan hệ với thị trường tài chính và công tác bảo quản hàng tồn kho của công ty chưa được tổ chức tốt. Vay ngắn hạn là nguyên nhân làm cho tỷ số cơ cấu nợ tổng tài sản và tỷ số nợ vốn cổ phần tăng. Như vậy công ty đã khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động không hợp lý, công ty chú trọng khai thác nguồn vay ngắn hạn mà không cân đối điều tiết giữa vay ngắn hạn, trung và dài hạn.

CHƯƠNG III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM.

I.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM.

1. Củng cố các mối quan hệ tài chính.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa.

Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm vừa qua, cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, tình hình quản lý tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2007 lại xuất hiện một số vấn đề như: lượng hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu tăng lên, giá vốn hàng bán và một số chi phí khác cũng tăng đột biến. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa tạo lập và duy trì được mối quan hệ với thị trường tiêu thụ, thị trường hàng hoá dịch vụ… Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là: công ty phải kịp thời có bện pháp củng cố mối quan hệ với các thị trương này. Do đó để công ty tiếp tục phát triển bền vững, để giải quyết vấn đề trước mắt và lâu dài của công ty, em xin nêu ra một số giải pháp để củng cố các mối quan hệ tài chính của công ty.

1.1. Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước.

Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khoản thuế mà công ty có nghĩa vụ phải nộp cho NSNN. Và ngược lại các chủ trương, chính sách tài

chính vĩ mô của nhà nước sẽ tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Như trên đã phân tích, trong thời gian vừa qua công ty đã duy trì được mối quan hệ này tương đối tốt. Số thuế còn phải nộp trong năm 2007 đã giảm xấp xỉ 6 lần so với năm 2006, nhưng vẫn còn tương đối cao.

Để củng cố mối quan hệ với nhà nước, công ty phải nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn và nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với nhà nước. Bên cạnh đó, còn phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước và cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội , đặc biệt là tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động.

1.2. Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính.

Công ty thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về vốn của mình. Trong quá trình đó công ty luôn phải tiếp xúc với thị trường tài chính, thông qua thị trường này để tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính là mối quan hệ tương hỗ nhau. Trên thị trường này, công ty có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng thì công ty có thể đầu tư chứng khoán để kiếm lời. Ngược lại, thị trường tài chính cần đến các doanh nghiệp vì đó là nơi hoạt động kinh doanh và sinh lãi của thị trường tài chính.

Để củng cố mối quan hệ này, công ty cần phải tạo lập được tiềm năng tài chính vững mạnh để thuận lợi cho việc huy động vốn. Để làm được điều này, công ty cần phải tìm các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ đang tồn đọng, tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với điều kện cụ thể của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng và ban hành các quy

định đầu tư tài chính hợp lý.

Các nhà quản lý tài chính cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

• Tính toán cân nhắc cơ cấu vốn cho thật hợp lý.

• Nghiên cứu xem nên vay từ nguồn tài trợ nào sao cho chi phí thấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w