Về thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 35 - 37)

1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ

1.2.5. Về thị trường xuất khẩu

Bảng 2.10 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ năm 2006. Thị trường Số lượng(tấn) Tỷ trọng Giá trị(USD) Tỷ trọng Nhật Bản 90,810.71 15.08 617,635,825.2 25.09 EU 161,235.81 26.77 530,329,069.7 21.55 Hoa Kỳ 72,438.21 12.03 486,855,321.3 19.78 Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN) 129,125.72 21.44 361,954,432.4 14.71

Châu Âu (không kể EU) 54,184.09 9.00 127,694,865.0 5.19

ASEAN 44,196.75 7.34 110,600,245.0 4.49

Châu Đại dương 18,947.76 3.15 97,916,636.6 3.98

Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ) 21,009.10 3.49 91,166,253.4 3.70

Thị trường khác 7,454.61 1.24 30,472,929.1 1.24

Châu Phi 2,889.27 0.48 6,758,792.2 0.27

Total 602,292.03 2,461,384,369.9

Nguồn: Trung tâm tin học thủy sản, Bộ Thủy sản (2006).

Tổng hợp số liệu từ trung tâm tin học Bộ Thủy sản, EU là thị trường nhập khẩu số lượng lớn nhất các mặt hàng thủy sản của các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ. Tuy nhiên, về giá trị, nó chỉ xếp thứ 2, với 21.55% sau Nhật Bản.

Nhật Bản được coi là thị trường truyền thống, lớn, ổn định và tăng trưởng khá về nhu cầu đối với hàng thủy sản Việt Nam. Theo số liệu, thì dù chỉ chiếm 15.08% về số lượng nhưng chiếm tới 25% tổng giá trị kim ngạch

xuất khẩu thủy sản của các tỉnh khu vực ven biển Nam Bộ, tương đương với gần 618 triệu USD. Dự báo thị trường này sẽ tiếp tục là thị trường chủ đạo của nước ta trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên dưới 0,9% trong tổng số hàng mà Nhật Bản phải nhập từ nước ngoài. Như vậy cho thấy tiềm năng ở thị trường Nhật Bản còn rất lớn.

Thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy quảng bá vào thị trường này, rồi nâng cao chất lượng sản phẩm, thế nhưng kết quả thực tế mang lại vẫn chưa cao do chất lượng sản phẩm xuất khẩu liên tục vi phạm quy định của Nhật Bản nên kim ngạch giảm sút. Yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại Nhật là rất cao và khắt khe, đặc biệt là nhóm hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nên để thắng phải xác định tạo được sức cạnh tranh mạnh ở bình diện cạnh tranh hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia.

Thị trường lớn thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ. Với tỷ trọng số lượng hàng thủy sản xuất khẩu là 12,.03% tương đương với gần 72.5 nghìn tấn, đứng thứ tư về lượng nhập khẩu thủy sản nhưng xét về giá trị thì đứng thứ 3 sau Nhật Bản và EU với 19.78%. Tuy nhiên theo đánh giá chính xác con số hiện nay, năm 2007 thì tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 14% về giá trị kim ngạch. Đồng thời trong 6 tháng đầu năm 2008, thị trường này đạt mức tăng trưởng âm, về khối lượng là -13.5% và giá trị là -15% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường khác như thị trường khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kong là thị trường cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Ngoài ra các thị trường khu vực khác như Châu Mỹ (đặc biệt là Canada), Châu Phi và Châu Đại Dương trong mấy năm gần đây đã được chú trọng, mức tăng trưởng khá cả về số lượng và giá trị, tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô thị trường thủy sản thì sự phát triển này vẫn là chưa tương xứng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w