Qua phân tích số liệu và tình hình thực tiễn về việc xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ, ta có thể nhận định một số nét khái quát về tình hình phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực này như sau:
2.1. Những đánh giá về việc khai thác và NTTS
Khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ thời gian vừa qua đã từng bước được nâng lên ở trình độ phát triển mới. Nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
Với đặc điểm là gần 90% giá trị xuất khẩu thủy sản là từ nguồn nuôi trồng, thời gian vừa qua các địa phương đã chú trọng công tác quy hoạch, nuôi trồng những vùng thủy sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản khá nhanh, dần đáp ứng đủ yêu cầu của nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, và trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch các vùng nuôi trồng và khai thác, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản.
Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, và nâng cao chất lượng con giống trong nuôi trồng thủy sản xuất khẩu đã được đầu tư, nhưng chủ
yếu là chỉ đầu tư theo chiều rộng, các hoạt động khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn ở mức độ sơ khai, chủ yếu là học tập nước ngoài.
Về khai thác thủy sản, đa số sản lượng hải sản khai thác được là nhờ hoạt động khai thác ven bờ, số tàu thuyền có công suất lớn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Đây là một hạn chế rất lớn và cần phải được thay đổi trong thời gian tới do những đòi hỏi khách quan của việc tăng sản lượng thủy sản khai thác với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản ven bờ.
Bên cạnh đó việc NTTS và khai thác hải sản còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết… Chính vì vậy sản lượng thủy sản có được ở khu vực này không ổn định, điều này làm cho giá thu mua nguyên liệu cũng bấp bênh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của bà con ngư dân mà còn ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Đánh giá năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ Nam Bộ
Năng lực chế biến của các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn các tỉnh ven biển Nam Bộ đã tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường.
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương đã tích cực trong việc đổi mới công nghê, mua dây truyền thiết bị kỹ thuật của nước ngoài, đào tạo nguồn lao động. Nhờ vậy năng suất của các nhà máy chế biến sản phẩm cho xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường cả về số lượng và chất lượng thì sự tăng trưởng này là chưa đủ.
2.3. Đánh giá về công tác phát triển thị trường xuất khẩu
Công tác xúc tiến thương mại đã được Nhà nước, các địa phương và cả doanh nghiệp chú trọng trong thời gian vừa qua. Và vì thế nên thị trường
Tuy nhiên, quy mô của thị trường không ổn định, chứa nhiều bất lợi và yếu tố rủi ro. Sự biến động của cung cầu hàng hóa ở các nước nhập khẩu là rất lớn. Cộng với nó là những tác động xấu từ những vụ kiện chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP đối với mặt hàng thủy sản đã làm cho hàng Việt Nam khó giữ vững các thị trường truyền thống cũng như khó xâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng mới.
Nói sâu hơn về vấn đề này, chính do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, sự chủ quan của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khi không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sự ham lợi trước mắt của các cơ sở khi nuôi trồng, bảo quản sau khai thác mà chúng ta phải trả giá khi mất đi một số thị trường và mất đi uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Kinh nghiệp phát triển thị trường của các nước đi trước là cần khai thác tốt thông tin về tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế, những biến động, tác động của các yếu tố môi trường khách quan. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống kênh thông tin bằng cách chú trọng phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên thời gian vừa qua, mặc dù có những chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp đa số mới chỉ áp dụng tiện ích của công cụ này ở mức sơ khai.
2.4. Đánh giá về công tác đảm bảo VSATTP trong nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thủy sản xuất khẩu thủy sản
Một kết luận chung cho vấn đề này là mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về tác hại của việc không đảm bảo VSATTP thủy sản nhưng thời gian qua vẫn có rất nhiều những doanh nghiệp, vì những lý do khác nhau đã xuất khẩu tiếp tục những lô hàng vi phạm quy định về VSATTP của chính phủ nước nhập khẩu.
Và trên thực tế, tình trạng các lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm về quy định VSATTP ngày càng gia tăng. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu
của Việt Nam đều xuất hiện tình trạng thủy sản có dư lượng các chất bị cấm vượt quá quy định. Điều này có thể cho chúng ta thấy, thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi thường các cảnh báo về dư lượng của các nước nhập khẩu; thứ hai, các doanh nghiệp vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng thủy sản có dư lượng; thứ ba, không loại trừ tình trạng các doanh nghiệp chế biến vì lợi ích trước mắt của mình đã sử dụng quá mức hoặc cố tình sử dụng các loại kháng sinh, các phụ gia không được phép.
Thời gian vừa qua ngành thủy sản nước ta đã phải chịu rất nhiều khó khăn trong những vụ kiện với các nước nhập khẩu liên quan đến vấn đề VSATTP trong các sản phẩm thủy sản chế biến.
Mặc dù công tác đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu, sản phẩm thủy sản chế biến đã được chú trọng, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về vấn đề này, tuy nhiên những vi phạm, sai phạm vẫn còn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Một số thị trường vốn là bạn hàng quen thuộc của chúng ta đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hoặc những quy đinh ngặt nghèo hơn về điều kiện xuất khẩu, gây bất lợi cho hàng thủy sản Việt Nam.