Những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 42 - 44)

Nam Bộ.

Theo sự phân tích của các chuyên gia kinh tế, năm 2008 và các năm còn lại của thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (thế giới là 4.8%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 8.2%). Đồng thời nhu cầu về thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng.

Trong những năm qua, vùng ĐBSCL nói chung và các tỉnh ven biển Nam Bộ nói riêng, đã phát triển một cách nhanh chóng nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phục vụ cho xuất khẩu. Chính vì vậy diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên việc mở rộng một cách quá mức đồng thời không theo quy hoạch và khoa học đã nảy sinh nhiều vấn đề, làm bất ổn thị trường đầu vào cho chế biến. Vì vậy để phát triển bền vững, ổn định vùng nguyên liệu cho xuất khẩu,Nhà nước và địa phương cần có những quy hoạch hợp lý, khoa học.

Việc phát triển xuất khẩu thủy sản cần phải có sự góp sức của nhiều yếu tố trong đó khoa học kỹ thuật công nghệ thủy sản đóng vai trò quan trọng. Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao, công việc đầu tiên là phải quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển giống, rồi tới những yêu cầu kỹ thuật khác như mật độ thả nuôi, chất lượng ao nuôi, những yêu cầu về nước, thức ăn, thú y thủy sản…

Việc khai thác hải sản trong thời gian qua tăng trưởng không cao, một phần là do các dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được phát triển, làm giảm sản lượng khai thác, giảm khả năng khai thác. Một trong các lý do là các cảng cá, bến cá chưa được xây dựng một cách đồng bộ. Cần thành lập BQL chung trong phạm vi từng tỉnh, quản lý tất cả các CC, BC do Nhà nước xây dựng, cổ phần hóa các CC do doanh nghiệp quản lý.

Một bài học đắt giá cho việc không đảm bảo VSATTP thủy sản của nước ta trong thời gian vừa qua đặt ra yêu cầu cần phải có quy chế buộc tất

cả các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt, vận chuyển, chế biến thủy sản xuất khẩu phải cam kết đảm bảo VSATTP, và có những quy chế với những hình thức xử phạt nặng với các cơ sở vi phạm. Đồng thời đưa lên hệ thống thông tin của toàn tỉnh và khu vực để tránh mua nguyên liệu từ các nguồn này. Và đối với các cơ quan kiểm tra VSATTP cũng như các doanh nghiệp cần chuyển đổi từ phương thức quản lý chất lượng từ sản phẩm cuối cùng sang phương thức kiểm soát quá trình sản xuất.

Về công tác giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường và xâm nhập vào các thị trường mới, bài học cho các doanh nghiệp nhỏ đó là việc khai thác hợp lý nguồn thông tin, trực tiếp tiếp xúc cũng như mở trang thông tin điện tử riêng của doanh nghiệp, kết nối với kênh thông tin thế giới, trong nước, liên hệ với khách hàng, nhà phân phối, các doanh nghiệp khác.

Nhằm tránh những thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp khi bị kiện cần phải liên kết với các doanh nghiệp khác, tiến hành tốt công tác vận động hành lang, có thái độ tích cực nhằm thuyết phục là mình không bán phá giá. Đồng thời cần lưu trữ các tài liệu của công ty trong một thời gian nhất đinh. Khi bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp không nên trốn tránh, “cam chịu” mà hãy tỏ thái độ hợp tác, dù bị thua kiện thì sau đó doanh nghiệp tham gia cung cấp các thông tin chứng minh mình “vô tội” cũng có những thuận lợi hơn sau vụ kiện.

Đối với các vụ kiện về vi phạm ATVSTP, các doanh nghiệp cần tổ chức quá trình kiểm tra, kết hợp với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự bất lợi về phía doanh nghiệp, có thể thu hồi sản phẩm nhằm giữ gìn uy tín của doanh nghiệp. Hơn thế nữa doanh nghiệp nên tham gia vào hệ thống “Truy nguyên nguồn gốc thủy sản” đang được tiến hành ở Việt Nam nhằm kiểm soát VSATTP ở tất cả các khâu. Thực hiện chiến lược sản phẩm thủy sản “sạch” từ ao nuôi tới bàn ăn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w