Thuận lợi và khó trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TÒA ÁN

3 Thuận lợi và khó trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án

Từ kết quả thụ lý và giải quyết án kinh tế trên chứng tỏ tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thẩm quyền cũng như trình tự giải quyết tranh chấp tại tòa án theo đúng tính chất, yêu cầu của các quan hệ kinh tế đang tồn tại và phát triển.

3.1. Thun li.

Ngày 16/3/1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế tạo cơ sở pháp luật cho các toà án kinh tế hoạt động từ ngày 1/7/1994, bên cạnh đó nhiều văn bản pháp luật cũng được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể cũng như tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế như: Thông tư liên nghành số 04/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 28/6/1996. Công văn số 11/ KHXX ngày 23/01/1996 của Tòa án nhân dân tối cao. Văn bản số 16/1999 ngày 1/2/1999 của Toà án nhân dân tối cao.

Tổ chức toà kinh tế nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân với vai trò như những toà chuyên trách khác. Mô hình này bảo đảm nguyên tắc Hiến định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, có ưu điểm thống nhất các cơ quan xét xử và bộ máy nhà nước được gọn nhẹ không mất nhiều thời gian.

Giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án được tiến hành với thủ tục rất chặt chẽ và có thể kéo dài do pháp luật quy định các bên có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Việc thi hành quyết định của tòa án mang tính cưỡng chế nhà nước cao và buộc các bên phải thi hành đúng theo quy định của pháp luật.

3.2. Khó Khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay tại toà án đang gặp phải những vướng mắc sau:

- Điều 1, Điều 11 Pháp lệnh HĐKT không còn phù hợp với tính năng động, linh hoạt, tính thời cơ trong kinh doanh nên việc buộc các doanh nghiệp phải ký kết HĐKT bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn cho họ. Thực tiễn cho thấy các đơn vị

làm ăn lâu năm, ổn định, họ coi trọng chữ tín, nhiều văn bản HĐKT lập ra chỉ để hợp thức hóa các thủ tục giao nhận, mua bán hàng, chứ các bên không xem đó là căn cứ để thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Khi xảy ra tranh chấp thì quan hệ kinh tế trên thuộc thẩm quyền toà dân sự hay toà kinh tế ? bởi vì nó được thực hiện bởi các chủ thể HĐKT, có mục đích kinh doanh, vậy nó thuộc loại hợp đồng nào? Do luật nào điều chỉnh? Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26/8/1996 hướng dẫn áp dụng Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Theo Điểm 1 Điều 12 Pháp lệnh này thì toà án có quyền giải quyết các tranh chấp về HĐKT giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên Điều 57 Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 thì các hợp đồng có mục đích kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo qui định của Luật Doanh nghiệp tư nhân là hợp đồng dân sự. Vì vậy, đã có hướng dẫn là các tranh chấp về hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo qui định của Luật doanh nghiệp tư nhân được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

Đồng thời theo Điều 43 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế lại cho phép ký kết HĐKT giữa pháp nhân Việt nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt nam. Nghĩa là cá nhân nước ngoài trong trường hợp này cũng được coi là chủ thể của hợp đồng kinh tế, trong khi đó cá nhân Việt nam muốn trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là doanh nghiệp tư nhân. Đây là sự không bình đẳng, quy định vượt ra ngoài nguyên tắc về địa vị pháp lý của người nước ngoài thường trú ở nước sở tại, phải chăng pháp lệnh hợp đồng kinh tế ưu đãi người nước ngoài hơn người Việt nam.

- Theo hướng dẫn của Công văn số 442/KHXX ngày 18/7/1994 của Toà án nhân dân tối cao và Công văn số 11/KHXX ngày 23/1/1996 của toà án tối cao quy định "Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ".

Theo ý kiến của chúng tôi việc gạt bỏ hợp đồng có mục đích kinh doanh được ký kết hợp pháp giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau ra khỏi phạm trù HĐKT, ra khỏi thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là điều bất hợp lý, bất bình đẳng. Do đó các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng với nhau trước pháp luật thì mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế đa thành phần như hiện nay.

Quốc hội Khoá 10 đã thông qua Luật doanh nghiệp, trong đó quy định hợp đồng có mục đích kinh doanh được ký kết giữa doanh nghiệp tư nhân với nhau thì được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)