Hoàn thiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (HĐKT):

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ

c. Hoàn thiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (HĐKT):

Sự đối lập về quyền lợi giữa các bên, sự hạn chế về kiến thức nghiệp vụ và ý thức pháp luật của các chủ thể luôn là các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong HĐKT. Không chỉ có vậy, những quy định chưa rõ ràng, chưa sát với thực tiễn của pháp luật cũng làm gia tăng khả năng sảy ra tranh chấp.

Sau khi ra đời và được áp dụng, Pháp lệnh HĐKT cũng đã góp phần quan trọng vào việc ổn định quan hệ kinh tế và giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã hội, nền kinh tế hàng hoà nhiều thành phần phát triển rõ nét nên một số quy định trong Pháp lệnh HĐKT không còn phù hợp nữa. Để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ HĐKT, thiết nghĩ một số điều sau đây trong Pháp lệnh HĐKT cần phải được sửa đổi, bổ sung.

c.1 V ch th HĐKT

Theo Điều 2 Pháp lệnh HĐKT thì HĐKT chỉ được hình thành giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Điều này là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay, khi mà số lượng các doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều và nhu cầu về quyền bình đẳng giữa các thành phần chủ thể ngày càng cao. Vì vậy, để bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần chủ thể HĐKT, để phù hợp với yêu cầu năng động của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường nên mở rộng chủ thể HĐKT như sau: Chủ thể của HĐKT bao gồm pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh, Công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là hợp đồng giữa hai cá nhân có đăng ký kinh doành nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận phải được coi là HĐKT.

Đồng thời cũng cần bổ sung Điều 42, 43 một cách tương ứng. Tức là: các quy định của Pháp lệnh HĐKT được áp dụng trong việc ký kết và thực hiện HĐKT giữa pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh với người làm công tác khoa học kỹ thuật, Nghệ nhân, Hộ kinh tế gia đình, Tổ hợp tác và các Tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

c.2 V HĐKT vô hiu

Điều 8 Pháp lệnh HĐKT quy định một HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: • Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật;

• Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

Vậy thì thường hợp HĐKT được ký sai hình thức hay do bị cưỡng ép, đe doạ thì sao? đó có phải là HĐKT vô hiệu không?

Theo chúng tôi nên sửa Khoản 1 Điều 8 Pháp lênh HĐKT như sau để phù hợp với thực tế hơn:

♦ Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội. ♦ Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

♦ Bên ký kết hoặc người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)