Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam" ppt (Trang 53 - 56)

V. Đánh giá chung

2. Những hạn chế còn tồn tạ

- Trong sản xuất nguyên liệu: Năng suất bình quân thấp do tổ chức sản xuất sai lầm trong nhiều năm.

Một thời gian dài trước đây, chè được phát triển tràn lan theo kiểu rải mành mành, tập trung vào quảng canh.

Việc quản lý chăm sóc kém, mất khoảng nhiều do đầu tư không đủ, quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc, không thâm canh ngay từ đầu. Cộng với việc khai thác quá mạnh làm cây chè chóng cạn kiệt, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, sớm phải thanh lý.

Dùng nhiều phân vô cơ làm đất bị nghèo dinh dưỡng, độ pH tăng cao. Vườn chè thiếu hay không có cây bóng mát do nhận thức sai lầm rằng đây là nơi trú ngụ của sâu bệnh nên đã cho chặt. Thiếu cây bóng mát làm cho đất bị xói mòn, mực nước ngầm xuống thấp, chè bị héo vào những tháng nóng.

Vườn chè không được quan tâm đồng đều. Thậm chí ngay trong một xí nghiệp, có vườn chè tốt có vườn lại rất xấu. Có vườn được đầu tư đúng mức, canh tác đúng quy trình có thể đạt năng suất 15 - 20 tấn/ha. Có vườn bị buông lỏng, khoán trắng chỉ khai thác, không đầu tư làm năng suất chỉ còn 1,6 tấn/ha. Đặc biệt, nhiều vườn chè dân xung quanh cơ sở chế biến chưa được quan tâm một cách đầy đủ, có trợ giá nhưng nông dân vẫn không đủ vốn đầu tư.

Chè trồng trên dốc nhiều, lại không có hệ thống tưới nước đầy đủ.

- Chất lượng sản phẩm kém. Nhiều đánh giá cho rằng chất lượng của ta chỉ đạt mức trung bình so với thế giới. Chất lượng thấp làm giảm năng lực cạnh tranh, kéo giá chè XK xuống thấp hơn hẳn giá chè thế giới. Trong các yếu tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng, nổi lên những yếu tố sau:

+ Công nghệ: Chỉ một số ít nhà máy mới xây dựng bằng thiết bị công nghệ của ấn Độ là tương đối hoàn chỉnh. Còn phần lớn là các nhà máy công nghệ Liên Xô (cũ) đến nay đã xuống cấp hay nâng cấp chắp vá bằng các phụ tùng trong nước nên không đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất chèđen theo tiêu chuẩn. Một số đơn vị đã đầu tư bổ sung thêm máy héo, máy vò, máy sấy để nâng công suất nhà máy nhưng khâu bảo quản chè búp tươi, phòng lên men, phòng sàng chưa được nâng cấp tương xứng nên công suất các công đoạn mất cân đối, chè bị ùn tắc cục bộ dẫn đến chè bị ôi ngay trước khi đưa vào máy héo hoặc chua thiu trong quá trình lên men. Sự không đồng bộ của dây chuyền dễ dẫn đến cắt xén quy trình từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng giảm theo.

+ Con người: Cùng với sự yếu kém về công nghệ, thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cũng như nguyên nhân làm chất lượng chè thấp. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học ngày càng thưa thớt, nhiều đơn vị chè lớn không có kỹ sư chế biến, thậm chí thiếu cả cán bộ chế biến có trình độ trung cấp. Công nhân lành nghề được đào tạo những năm 60 - 70 nay dần đã về hưu, thay thế là thế hệ công nhân trẻ thiếu kinh nghiệm và tay nghề thấp. Do thiếu cán bộ có trình độ đại học nên việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân cũng hạn chế.

+ Quản lý: Vẫn còn nhiều đơn vị vì lợi ích cục bộ, chỉ chạy theo số lượng cốt hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với người tiêu dùng, không quan tâm duy trì và cải tiên, làm cho chất lượng sa sút ảnh hưởng tới chất lượng chung của Tổng công ty. Đây là hậu quả của cơ chế cũ. Ngành chè ra đời và phát triển trong thời kỳ hệ thống XHCN còn vững mạnh. Ta đã nhận được thiết bị chế biến qua con đường viện trợ không hoàn lại hay trên cơ sở hợp tác ưu đãi. Phần lớn chè được xuất dưới dạng bán thành phẩm. Sản phẩm sản xuất ra dù có chất lượng hay không đều có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản xuất đến đâu bán hết đến đó do được bao cấp cả đầu ra. Chính cơ chế này đã gây ra sự trì trệ và thói quen coi thường chất lượng ở một số cán bộ. Điều này đã thực sự làm cho tiêu thụ chè nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung bị "sốc" khi khối XHCN sụp đổ, thị trường cũ đột ngột co hẹp, buộc phải vươn ra các thị trường mới mà chất lượng mới chính là yếu tố cạnh tranh để sống còn.

- Tuy Tổng công ty đã mở ra nhiều thị trường mới nhưng chưa có bạn hàng thực sự lâu dài, thậm chí còn bị mất thị trường chè vàng ở Hồng Kông. Nguyê nhân là do:

Sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì, ta chủ yếu xuất chè có kích thước và kiểu dáng tự nhiên. Trong khi người tiêu dùng đặc biệt người tiêu dùng ở các nước tư bản lại ưa thích sản phẩm tiện dụng và cho phép tiết kiệm thời gian.

Chưa hình thành hệ thống phân phối trực tiếp ở nước ngoài. Ngay cả ở các thị trường truyền thống, các thị trường lớn như Nga, I rắc... cũng vẫn phải bán qua các nhà nhập khẩu của họ. XK phải qua nhiều khâu trung gian vòng vèo (do cơ chế trả nợ).

Với vai trò nhỏ bé trên thị trường thế giới và tình hình chất lượng như hiện nay, chúng ta chưa có khả năng áp dụng nhiều chính sách giá như giá tấn công, giá hớt váng, chiến tranh giá cả... XK vẫn kiểu cầm chừng, gặp khách thoả thuận được giá bán, nên yêu cầu chủ yếu với giá xuất khẩu là đủ bù đắp chi phí và có lãi chứ chưa sử dụng được giá như một công cụ cạnh tranh.

Chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến, yểm trợ còn thấp. Các hình thức quảng cáo còn nghèo nàn - đây là nhược điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Công tác tiếp thị yếu, chưa có một đội ngũ tiếp thị chuyên môn.

Vẫn theo quan điểm marketing truyền thống, coi trọng khâu tiêu thụ. Đã có các dây chuyền công nghệ như vậy, đã sản xuất ra các sản phẩm như vậy, vấn đề phải quan tâm là tìm đầu ra. Chính vì vậy chưa thực sự có được vị trí trên thị trường thế giới.

- Tất cả những hạn chế trên còn có chung một nguyên nhân là tổ chức quản lý của ngành chè chưa được hợp lý. Các đơn vị sản xuất chè còn manh mún, phân tán , còn phân biệt năng nề giữa trung ương và địa phương. Cơ cấu

chưa ổn định, Tổng công ty mới được thành lập trong thời gian ngắn nhưng đang có sự xáo trộn do việc chuyển đổi một số đơn vị từ Trung ương sang địa phương. Nhìn chung, các nhà sản xuất và kinh doanh chè trong cả nước chưa tập trung về một mối để tạo nên sức mạnh tổng hợp, để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam" ppt (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)