Khái quát về ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam" ppt (Trang 34 - 38)

Ngành chè quốc doanh Việt Nam (dưới đây gọi tắt là ngành chè) đến nay đã có trên 40 năm hình thành và phát triển, giải quyết được một khối lượng lớn về việc làm cho người lao động.

1. Sự phát triển của ngành chè Việt Nam.

Sau đại hội lần thứ 6 của Đảng, cả nước ta bước vào một thời kỳ đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn trước như: Liên kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp công nông nghiệp - sản xuất chè ở trung du miền núi như: Phú Thọ, Yên Bái) cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý (1983 - 1986), năm 1987 ngành chè bắt đầu bước vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới kinh tế một cách căn bản và hệ thống.

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.

Biểu 1: Lực lượng sản xuất của ngành chè Việt Nam trong những năm 1995- 1999

Chỉ tiêu Đvị tính 1995 1996 1997 1998 1999

Diện tích chè Ng.ha 71 75 78 81 82

Sản lượng chè khô Ng.tấn 40,2 46,9 52,2 56,6 64,7

Chế biến Ng.tấn 32,9 45 52,7 53 -

Số lượng chè xuất khẩu Ng.tấn 18,8 20,8 32,9 33 36

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - kỹ thuật Việt Nam 1975 - 2000. Tổng cục thống kê - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2000.

Diện tích chè của cả nước hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 1999 là 82 nghìn ha chè, ước thực hiện trong năm 2000 sẽ tăng lên là 84 nghìn ha chè. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là 2,2 nghìn ha, diện tích kỹ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản lượng chè khô xuất khẩu là 41 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 53 triệu USD. Năng suất chè búp tươi năm 1999 là 4,46 tấn/ ha. Đó là một thành tựu đáng kể của nghành chè Việt Nam trong công cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao phó.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam.

Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam là tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam. Việc thành lập Tổng công ty đã trải qua các giai đoạn sau:

2.1. Giai đoạn 1974-1978:

Được thành lập theo quyết định số 95/CP ngày 19/4/1974 của Hội đồng Chính phủ, lấy tên là Liên hiệp các xí nghiệp chè thuộc Bộ lương thực và thực phẩm quản lý, nhiệm vụ chính là thu mua và chế biến chè xuất khẩu. Quy mô hoạt động của Liên hiệp lúc đó chỉ là các nhà máy công nghiệp và chế biến, sản xuất ở phía Bắc bao gồm:

+ 5 nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu và nội tiêu. + 2 nhà máy sản xuất chè xanh xuất khẩu và nội tiêu. + 2 nhà máy sản xuất chề hương xuất khẩu và nội tiêu.

+ 1 nhà máy cơ khí làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thay thế, lắp đặt và sửa chữa thiết bị chế biến.

+ 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật chế biến.

2.2. Giai đoạn 1978-1986:

Năm 1979, được Nhà nước cho phép sát nhập Liên hiệp các xí nghiệp chè với công ty chè Trung ương thuộc Bộ công nghiệp thành lập Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam theo quyết định 75/CP ngày 2/3/1979 của Hội đồng chính phủ, đồng thời Nhà nước cho phép sát nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè của địa phương vào liên hiệp.

Lúc này, quy mô của Liên hiệp các XN CNN chè Việt Nam được mở rộng với 39 thành viên bao gồm:

+ 17 nông trường quốc doanh chuyên trồng chè. + 19 nhà máy chế biến chè.

+ 1 xí nghiệp vật tư -vận tải. + 1 viện nghiên cứu chè. + 1 nhà máy cơ khí.

2.3. Giai đoạn 1986-1995:

Sau một thời gian ngắn, các nhà máy chế biến với các nông trường cung cấp nguyên liệu có một số vướng mắc, tranh chấp nhau về giá cả, phẩm cấp nguyên liệu gây khó khăn trong sản xuất. Liên hiệp đã tổ chức lại sản xuất, sát nhập các đơn vị chế biến với nông trường nằm trên một địa bàn thành xí nghiệp công nông nghiệp nhằm loại bỏ các tranh chấp về giá cả, phẩm cấp.

Năm 1989, Trung tâm KCS ra đời nhằm hướng dẫn các đơn vị sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng chè trước khi xuất khẩu, chè không đảm bảo tiêu chuẩn đều phải tái chế hoặc trả lại.

2.4. Từ 1995 đến nay:

Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập căn cứ vào văn bản số 5820/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng chính phủ với số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ sung là 10.867.000.000đ.

Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tên giao dịch quốc tế là:

VietNam National tea corporation (Vinatea corp)

3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam

a. Chức năng

Tổng công ty chè Việt nam là Tổng công ty nhà nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tiếp thị, dịch vụ, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành chè, tăng cường tích tụ tập trung thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác để nâng cao khả năng kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

b. Nhiệm vụ

Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh chè bao gồm xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm chè, nhập khẩu vật tư thiết bị ngành chè. Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn, xây dựng mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần thực hiện việc xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đòi trọc và cải tạo môi sinh, giải quyết việc làm cho người lao động.

4. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty chè Việt nam

a. Mô hình tổ chức

Với mô hình đổi mới Tổng công ty chè Việt Nam vẫn là cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến chè, các công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ, sản xuất chế biến chè, quản lý thống nhất ngành chè Việt Nam.

+ Về quyền hạn trách nhiệm: Tổng công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về qui hoạch kế hoạch, dự án đầu tư phát triển chè... đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư và trả nợ đầu tư theo thời gian như luật định. Tổng công quản lý các doanh nghiệp, công ty về mặt định hướng phát triển, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tới người lao động.

+ Quan hệ của Tổng công ty với các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến là quan hệ của quản lý, được ràng buộc bằng lợi ích kinh tế.

b. Mô hình quản lý

Hệ thống quản lý mang tính trực tuyến chức năng, các đơn vị phụ thuộc và các phòng ban đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị và đảm bảo nguyên tắc chung của ngành.

+ Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước và Bộ chủ quan (Bộ NN & PTNT) về toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Dưới Tổng giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách kinh doanh và sản xuất.

+ Các phòng kinh doanh được quyền chủ động trên cơ sở các phương án kinh doanh đã được Tổng giám đốc phê duyệt, đồng thời đảm bảo trang trải các chi phí và kinh doanh có lãi.

+ Công tác hạch toán kế toán của Tổng công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung.

+ Cấp trưởng của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, trưởng các phòng ban là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành pháp luật.

Như vậy so với mô hình tổ chức quản lý liên hiệp các xí nghiệp nông - công nghiệp chè Việt nam trước đây, thì mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi cả về cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý.

Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam HĐQT TGĐ Phó TGĐ Phó TGĐ Viện nghiên cứu chè

Viện điều dưỡng

Đồ Sơn Các công ty trực thuộc (12 Cty) Các công ty cổ phần (6 Cty) Các công ty liên doanh Các liên kết hợp tác sx (12 Cty)

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam" ppt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)