Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ và nguồn lực

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội. pptx (Trang 49 - 53)

- Chỉ may, chỉ thêu: Công ty liên doanh COASTTOTAL Phong Phú

2.2.3. Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ và nguồn lực

Về quy trình công nghệ sản xuất: Các quá trình sản xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau và có 6 quá trình: Bồi, cắt, may, cán, gò, bao gói. Đầu ra của quá trình trước là đầu vào của quá trình sau và được thực hiện theo hai công nghệ: Công nghệ sản xuất giầy vải và công nghệ sản xuất giầy thể thao. Tất cả các công đoạn đều rất quan trọng, trong quá trình sản

xuất, tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân viên QC (quản lý chất lượng) tại bộ phận đó đối chiếu kiểm tra nghiệm thu. Một yêu cầu luôn được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Trong quá trình sản xuất từ giai đoạn gò đến giai đoạn lưu hoá giầy có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm hỏng vì nếu hỏng ở giai đoạn này không được phát hiện sớm thì đến cuối giai đoạn chúng không có khả năng sửa chữa.

Trong tổ chức sản xuất, nhà máy bố trí 2 xưởng sản xuất giầy vải và giầy thể thao, mỗi xưởng lại chia thành nhiều phân xưởng phù hợp với quy trình công nghệ nêu trên(xem sơ đồ quy trình công nghệ).

Phòng KH-VT, phòng XNK, phòng QC hoạch định yêu cầu cần đạt được của sản phẩm, các phòng SX-GC, KT-CN trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất, phòng XNK, phòng Tiêu thụ, phòng Kế toán đảm nhận xử lý sản phẩm đầu ra. Các phòng có mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong quá trình chỉ đạo sản xuất. Sơ đồ công nghệ sản xuất chính của công ty:(trang bên)

Công nghệ sản xuất giầy vải Công nghệ sản xuất giầy thể thao

PX Gò GV PX May TT PX Bồi tráng

Yêu cầu của sản phẩm Quá trình Bồi Quá trình Cắt Quá trình May Quá trình Gò- lưu hoá Bao gói Quá trình cán Sản phẩm thoả mãn PX Cắt GV Kho Kho Kho Kho

Yêu cầu của sản phẩm Quá trình Bồi Quá trình Cắt Quá trình May Quá trình Gò- sản xuất đế Bao gói Sản phẩm thoả mãn khách hàng PX Bồi tráng PX Cắt TT PX May TT PX Gò TT Kho Kho Kho Kho

Bảng 3 : Danh mục một số thiết bị quan trọng

TT Tên thiết bị SL Nguồn sản xuất Năm SX Năm trang bị CL còn lại Ghi chú

1 Dây chuyền sản xuất giầy chuyên dụng

1 Đài Loan 1991 1992 -

2 Dây chuyền SX giầy TT

2 Hàn Quốc 1996 1997 1 triệu đôi/năm 3 Dây chuyền SX giầy

vải

3 Đài Loan 1991 1992 4 triệu đôi/năm 4 Máy cắt dập thuỷ lực 35 Hàn Quốc,Đài Loan - - - 5 máy mới nhập của Hàn quốc 5 Máy may thế hệ mới 700 Nhập từ

nhiều nguồn - - - 100 máy của Nhật 6 Dàn máy thêu vi tính 2 Nhật 1995 1997 - 7 Dàn ép đế thuỷ lực 3 Hàn Quốc 1999 2000 70% 8 Hệ thống máy vi tính 35 Đông Nam

á

1997 1998 50%

Nguồn: Số liệu về máy móc xưởngcơ năng

Nhận xét sơ bộ:

- Công ty đang sử dụng các công nghệ sản xuất giầy vải, giầy thể thao, dép Sandal của Đài Loan, Hàn Quốc...trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với khả năng, trình độ, điều kiện lao động. Đây là những dây chuyền hiện đại, khép kín và có tính tự động hoá cao. Dàn máy thêu vi tính và dàn ép đế thuỷ lực đều là những thiết bị hiện đại của Nhật và Hàn quốc. Tuy nhiên hệ thống máy may, máy cắt dập thuỷ lực được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, không đồng đều về mức độ hiện đại.

- Mặc dù công ty đã trang bị các dây chuyền sản xuất giầy vải, giầy thể thao khép kín, hiện đại nhưng chỉ có dây chuyền sản xuất giầy vải là phát huy được hiệu quả, cho năng suất lao động cao, tận dụng hết công suất máy

móc thiết bị. Đối với dây chuyền sản xuất giầy thể thao, do mới áp dụng nên chưa có kinh nghiệm, chưa tận dụng hết công suất hiệu quả của máy móc thiết bị.

- Khoảng 60% số máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ, lỗi thời hoặc hết khấu hao từ lâu nhưng vẫn sử dụng, chúng không có khả năng thích ứng với quá trình tự động hoá đang từng bước triển khai ở Công ty

Để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư đổi mới công nghệ của Công ty trong thời gian tới là:

+ Liên tục đầu tư bổ xung, đổi mới các thiết bị chuyên dùng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng thời có biện pháp tổ chức sản xuất để phát huy hiệu quả của dây chuyền sản xuất giầy thể thao trên cơ sở nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất.

+ Đầu tư phải tạo nên sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, áp dụng các công nghệ khác nhau từ đó đa dạng hóa được sản phẩm đồng thời phải phù hợp với xu thế chung của thị trường sản phẩm giầy dép thế giới, đó là thị trường giầy vải sẽ dần dần bị thu hẹp, thị trường giầy thể thao sẽ tăng mạnh.

2.3 Thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội. pptx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)