Chi phí tồn trữ hàng tồn kho:

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho tại xí nghiệp chế biến lương thực 1 trực thuộc công ty xuất nhập khẩu an giang (angimex) (Trang 43 - 49)

- Khuyết điểm:

HÀNG TỒN KHO

5.2.4. Chi phí tồn trữ hàng tồn kho:

Ctt = QTB x H

Tồn kho trung bình trong một năm của Xí nghiệp là số liệu trong bảng sau:

Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho

Bảng 5.3: Bảng tình hình tồn kho của Xí nghiệp năm 2006

ĐVT: tấn Tháng TKĐK TKCK TKTB (ni) 1 6.625 4.640 5.632 2 4.640 9.464 7.052 3 9.464 17.623 13.544 4 17.623 22.523 20.073 5 22.523 21.245 21.884 6 21.245 17.231 19.238 7 17.230 20.151 18.691 8 20.151 26.073 23.112 9 26.073 17.584 21.828 10 17.584 8.725 13.154 11 8.725 4.918 6.822 12 4.918 3.227 4.073 Cộng 175.103

Nguồn: từ bảng cân đối xuất nhập tồn HH – TP của Xí nghiệp

Theo như lý thuyết thì tồn kho trung bình sẽ bằng tồn kho tối đa chia hai, hay là mức tồn kho bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy nhiên theo tình hình tồn kho của Xí nghiệp để số liệu sát với thực tế và giảm bớt sai sót, tồn kho trung bình của năm 2006 sẽ được tính bằng trung bình cộng của tồn kho trung bình của các tháng.

Theo bảng trên thì tồn kho trung bình của năm 2006 là:

QTB = 12 n 12 1 i i ∑ = = 12 103 . 175 = 14.592 tấn

Chi phí tồn trữ hàng tồn kho trong một năm của Xí nghiệp gồm có các chi phí sau:

- Chi phí về nhà kho.

- Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện.

- Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ. - Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho.

- Thiệt hại do hàng tồn kho bị hư hỏng mất mát.

 Chi phí về nhà kho tại Xí nghiệp gồm có: - Thuê đất

- Khấu hao quyền sử dụng đất - Khấu hao kho

- Thuế đất - Thuế môn bài

Thuế đất và thuế môn bài được tính chung cho toàn Công ty nên không biết được số phải nộp của Xí nghiệp. Do đó để biết được số thuế phải nộp của Xí nghiệp là bao nhiêu, chúng ta phải tiến hành phân bổ. Có nhiều tiêu thức để phân bổ. Ở đây đề tài sẽ phân bổ dựa vào mức đóng góp doanh thu của Xí nghiệp vào Công ty. Hay nói cách khác tiêu thức phân bổ ở đây là theo doanh thu.

Bảng 5.4: Bảng doanh thu, thuế đất và thuế môn bài của Công ty ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Công ty

Doanh thu 1.303.404.294

Thuế đất 2.869

Thuế môn bài 30.500

Doanh thu năm 2006 của Xí nghiệp là 398.938.717.000 đồng. Dựa vào doanh thu này ta có thể phân bổ thuế đất và thuế môn bài như sau:

Thuế đất = 294 . 404 . 303 . 1 869 . 2 x 398.938.717 = 878 (1000đ)

Thuế môn bài =

294 . 404 . 303 . 1 500 . 30 x 398.938.717 = 9.335 (1000đ)

Bảng 5.5: Bảng phân bổ tiền thuế đất và thuế môn bài ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Công ty Xí nghiệp

Doanh thu 1.303.404.294 398.938.717

Thuế đất 2.869 878

Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho

Bảng 5.6: Bảng tính chi phí thuê đất phân xưởng Long Xuyên ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Kho 1 Kho 4 Các kho 2, 3, 5, 6 Tổng

1. Diện tích (m2) 3.671 1.044 3.558 8.273

2. Đơn giá thuê

đất (đồng/m2) 2.450 7.350 7.350

3. Tiền phải nộp (ngàn đồng)

8.994 7.673 26.151 42.818

Bảng 5.7: Bảng tính chi phí về nhà kho

Chỉ tiêu Kho Hòa

An Kho Chợ Mới Kho Long Xuyên Cộng 1.Thuê đất - Diện tích (m2) - Đơn giá thuê (đ/m2) - Tiền thuê (ngàn đồng) 4.000 245 980 3.000 245 735 8.273 42.818 44.533

2. Khấu hao quyền sử dụng

đất 80.114

3. Khấu hao kho 174.030 158.938 360.126 693.094

4. Thuế đất 878

5. Thuế môn bài 9.335

Cộng 827.954

 Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý hàng tồn kho:

Nhân lực quản lý hàng tồn kho tại Xí nghiệp là các thủ kho. Mỗi kho là một thủ kho. Gồm có 6 kho phân xưởng Long Xuyên, kho Hòa An, kho Chợ Mới.

Bảng 5.8: Bảng tính chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý ĐVT: 1000 đồng

Số người Lương bình quân tháng Số tháng Tiền lương trong năm 8 2.450 12 235.200

 Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho tại Xí nghiệp có chi phí vay vốn ngân hàng dùng cho hoạt động thu mua. Lãi vay ngân hàng năm 2006 của Xí nghiệp là: 3.849.067.000 đồng. Để đơn giản, đề tài giả định chi phí này như là khoản chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn vào hoạt động thu mua (là phần lợi ích bị mất đi khi đầu tư vào hoạt động thu mua thay vì đem số tiền đó đầu tư vào hoạt động khác). Nếu tính đúng ra việc xem chi phí này như là khoản chi phí cơ hội là không chính xác, nhưng do hạn chế về mặt thu thập số liệu nên tạm xem đây là khoản chi phí cơ hội để đơn giản trong tính toán. Ở đây chúng ta không đi tìm điểm hoàn hảo trong sự chính xác của số liệu, mà quan trọng là cần xử lý như thế nào trước một tình huống đặt ra. Vì vậy phần chi phí sử dụng vốn này có thể xem là khoản định phí.

 Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát hư hỏng: thiệt hại dễ thấy nhất đối với mặt hàng gạo của Xí nghiệp trong việc tồn kho là hao hụt lưu kho. Cứ cuối mỗi tháng, thủ kho và kế toán kho sẽ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho một lần. Bằng cách đếm số đầu bao rồi tính toán lại đối chiếu với sổ sách. Và cứ cuối 6 tháng thì tiến hành kiểm kê hàng tồn kho trên quy mô toàn Công ty để báo số lượng về Công ty nắm. Đợt kiểm kê này được kiểm tra cẩn thận hơn, cũng do thủ kho kết hợp với Kế toán kho cùng các công nhân bốc xếp tiến hành. Bằng cách cân lại số lượng từng bao, đối chiếu sổ sách từ đó tính ra được lượng hao hụt trong lưu kho.

Hao hụt lưu kho trong năm 2006 tập hợp được trong bảng sau:

Bảng 5.9: Bảng tính hao hụt lưu kho

Tên hàng Lượng (kg) Đơn giá (đồng) Tiền (ngàn đồng)

Gạo 5% 13.482 4.732 63.797

Gạo 25% 1.860 3.704 6.889

Tấm 1 4.805 3.183 15.294

Cộng 85.980

Sở dĩ trên đây chỉ có số liệu hao hụt của ba loại trên (không có các loại gạo còn lại) là do ba loại trên thời gian lưu kho có phần lâu hơn. Các loại còn lại cũng có hao hụt tuy nhiên không đáng kể nên có thể bỏ qua.

 Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: gồm các chi phí

- Chi phí công cụ dụng cụ: Pallette, cân điện tử, bình CO2, máy bơm nước, bình bột khô…

Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho

Bảng 5.10: Bảng tính chi phí thiết bị phương tiện

ĐVT: 1000 đồng Thiết bị phương tiện Số tiền

1. Pallette 97.200 2. Năng lượng 21.500

3. Công cụ dụng cụ khác 12.250

Cộng 130.950

Như vậy: chi phí tồn trữ trong năm 2006 của xí nghiệp là 5.129.151.000 đồng.

Bảng 5.11: Bảng tổng hợp chi phí tồn trữ trong một năm

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Giá trị

1. Chi phí về nhà kho 827.954 2. Chi phí sử dụng thiết bị 130.950

3. Chi phí nhân lực cho hoạt động quản lý 235.200 4. Phí tổn đầu tư vào hàng tồn kho 3.849.067

5. Chi phí hao hụt lưu kho 85.980

Cộng 5.129.151.

Trong đó chỉ có chi phí hao hụt lưu kho có thể coi là biến phí. Tùy theo hàng tồn kho nhiều hay ít, thời hạn tồn kho lâu hay nhanh mà hao hụt lưu kho sẽ thay đổi. Còn các chi phí còn lại đều là định phí.

Trong khi đó thường chi phí tồn kho trên một đơn vị (H) thường được coi là chi phí khả biến trên mỗi đơn vị hàng tồn kho. Nhưng dù tồn kho nhiều hay ít Xí nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản chi phí cố định này. Nên để phản ánh sát với tình hình thực tế, ở đây đề tài sẽ chia chi phí tồn kho thành biến phí và định phí.

- Biến phí tồn trữ (Btt): hao hụt lưu kho là 85.980 (1000đ).

- Định phí tồn trữ (Đtt): chi phí về nhà kho, chi phí sử dụng thiết bị, chi phí nhân lực cho hoạt động quản lý và phí tổn đầu tư vào hàng tồn kho là:

5.129.151 – 85.980 = 5.043.171 (1000đ).

Vậy chi phí tồn trữ trên một đơn vị hàng tồn kho chỉ tính cho biến phí. Còn định phí sẽ cộng vào chi phí tồn kho sau này.

Như vậy: H = 592 . 14 980 . 85 = 6 (1000đ) Trang 46

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho tại xí nghiệp chế biến lương thực 1 trực thuộc công ty xuất nhập khẩu an giang (angimex) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w