Giải pháp 1

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp (Trang 60 - 69)

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU

1.1.Giải pháp 1

2. Tổng quan tình hình tham dự thầu xây dựng trong những

1.1.Giải pháp 1

Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu linh hoạt trong lựa chọn mức giá dự thầu để tăng khả năng cạnh tranh về giá, nâng cao khả năng thắng thầu.

1.1.1. Cơ sở lý luận:

Giá dự thầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh về giá ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đòi hỏi mọi công ty xây lắp đều phải đưa ra những biện pháp giảm giá dự thầu.

Mối quan hệ giữa giá dự thầu và xác suất trúng thầu được biểu diễn qua sơ đồ sau: Giá bỏ thầu (P) (A) Xác suất trúng thầu

Qua só đồ trên chúng ta có thể thấy: giá bỏ thầu thấp thì xác suất trúng thầu cao và có một mức giá P0 giới hạn (chi phí trực tiếp tạo nên công trình).

Thực tế cho thấy, việc tính giá dự thầu của công ty cũng như một số công ty khác tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Như công trình : "xây ký túc xá trường TH tài chính - kế toán bắc ninh", giá mời thầu là 2.940 triệu đồng, giá trúng thầu là 2.905 triệu đồng, trong khi đó giá bỏ thầu của công ty là 2.930 triệu đồng.

Mặt khác, nhiều khi muốn trúng thầu, công ty cứ hạ giá mong có thể trúng được thầu, song khi bảo vệ giá dự thầu trước chủ đầu tư, công ty đã không bảo vệ được và bị chủ đầu tư đánh trượt thầu (giá <giá P0). Ví dụ như công trình "Trung tâm y tế Bắc Kạn giói thầu là 1.987 triệu đồng, giá dự thầu của công ty là 1.790 triệu đồng".

Vì vậy, việc tính toán để đưa ra giá dự thầu hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và năng lực sản xuất của công ty là một vấn đề cấp bách và cần có giải pháp hữu hiệu để giảm giá tranh thầu một cách hợp lý, để tăng khả năng thắng thầu của công ty.

1.1.2. Phương thức thực hiện.

Như chúng ta đã biệt, giá thành xây lắp được tính như sau:

GXL = VL + NGHIêN CỉU + M + C + TL + VAT

Trong đó: GXL : giá thành xây lắp.

NC: Chi phí nhân công

M: Chi phí máy thi công

C: Chi phí chung

TL: thu nhập chịu thuế tính trước.

VAT: thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Với cách tính này, mọi công ty tham gia đấu thầu đều tính được (theo định mức giá dự toán xây dựng cơ bản), song để xác định giá bỏ thầu hợp lý là điều rất khó khăn:

Giá dự thầu = giá dự toán xây lắp + Lợi nhuận mong muốn.

Căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên giá dự thầu, chúng ta xác định phương hướng và biện pháp để hạ thấp chi phí, xác định giá dự thầu hợp lý nhất có thể.

* Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu:

Để xác định chi phí nguyên vật liệu trong giá dự thầu công ty nên dựa trên:

- Số lượng định mức của từng loại vật liệu chính, vật liệu phụ.

Giá mua, giá bán tại thời điểm lập đơn giá dự thầu bảng giá cước vận chuyển và các quy định hiện hành về vật liệu tính đến chân công trình.

+ Giảm số lượng nguyên vật liệu bằng cách: tính chính xác số lượng nguyên vật liệu định mức cho mỗi loại công việc, hạn chế hao hụt tối thiểu. Có biện pháp tránh lãng phí nguyên vật liệu như:

Các biện pháp về cong nghệ vận chuyển và sắp xếp vật liệu tuỳ theo đặc điểm của từng loại, chẳng hạn: đối với việc vận chuyển và phân phối hỗn hợp bê tông cần áp dụng rộng rãi bằng phương pháp vận chuyển rung máy đổ bê tông chấn động, máy đổ bê tông thuỷ lực và các thiết bị phân phối đặc biệt.

Các biện pháp trừ bỏ vật liệu lãng phí trong quá trình gia công vật liệu hợp lý như: nâng cao độ chính xác của liều lượng pha chế, tận dụng phế liệu, tìm kiếm thử nghiệm và khai thác các phương pháp thi công tiên tiến có tác dụng tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng công tác xây lắp.

Nhưng thông thường, chủ đầu tư không thích nhà thầu giảm khối lượng nguyên vật liệu khi tranh thầu.Vì vậy công ty không nên trình bày phương án này vào trong hồ sơ dự thầu mà chỉ thực hiện biện pháp này làm tăng lợi nhuận cho công ty.

+. Giảm giá mua nguyên liệu:

Công ty có thể sử dụng giá thực tế để tính giá tranh thầu vì định mức giá xây dựng cơ bản thường không sát với thực tế. Trong hồ sơ dự thầu có thể kèm theo báo giá củ nhà cung ứng.

Quan hệ tốt với nhà cung ứng, thực hiện và khai thác chính sách giá bán của họ. Công ty tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể để tồn kho hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu nếu có lợi làm giảm giá nguyên vật liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng (gần công trình nên giảm chi phí vận chuyển), mặt khác trong hồ sơ dự thầu đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò cảu nó là làm phát triển, thúc đẩy sản xuất tại địa phương.

Sử dụng và khai thác tối đa công suất của thiết bị vận chuyển để làm giảm chi phí vận chuyển; hoặc sử dụng nguyên vật liệu công ty tự sản xuất mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu).

* Giảm chi phí nhân công.

Sử dụng lao động thuê ngoài tại địa phương trong những việc lao động địa phương có thể đảm nhận được, nếu chi phí nhân công tại địa phương thấp hơn (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu).Chỉ nên đưa vào hồ sơ dự thầu là tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Đưa ra biện pháp thì công làm tăng năng suất lao động như độ lành nghề của công nhân , tăng tiến độ hàon thành công trình hay giảm thời hạn hoàn thành công trình dẫn đến giảm chi phí nhân công.

Sử dụng đan xen thợ bậc cao với thợ bậc thấp để làm giảm chi phí tiền lương, giảm chi phí nhân công. Ngoài ra còn nâng cao trình độ tay nghề cho thợ bậc thấp.

Đây là khoản mục chi phí khó định lượng chính xác vì trên thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như chúng ta tiên lương, việc hạ thấp được chi phí này phụ thuộc rất lớn vào địa điểm đặt công trình, khả năng ước đoán và kinh nghiệm của người lập dự toán.

Chú ý: nên đưa biện pháp sử dụng nhân công thuê ngoài là lao động địa phương để nhấn mạnh đến việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho

người dân địa phương, (không nên đưa chi phí giá nhân công rẻ vào trong hồ sơ dự thầu vì như thế dễ bị coi là bóc lột nhân công địa phương).

* Giảm chi phí máy móc thi cong:

Để giảm chi phí máy thi công, giảm giá dự thầu, công ty nên:

* Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng phục vụ cho máy thi công

* Phát huy sáng kiến sử dụng máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ (cột chống, cốp pha…) mà vẫn đảm bảo chất lượng.

* Giảm chi phí chung.

Chi phí chung tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) của nhà nước so với chi phí nhân công (58%).

Thông thường, chi phí chung gồm: chi phí quản lý công trình và chi phí quản lý cấp công ty. Công ty có thể giảm chi phí chung khi thực hiện cùng một lúc nhiều công trình để giảm chi phí quản lý cấp công ty. Vì vậy, khi lập hồ sơ dự thầu, công ty có thể giảm chi phí chung của công ty là chỉ tính chi phí quản lý công trình.

Trên thực tế, chi phí quản lý công trình cũng có thể được bù đắp một phần khi chủ nhiệm công trình thực hiện một lúc nhiều công trình, nhiều dự án (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu).

+ Theo quy định hiện hành, tỉ lệ chịu thế tính trước là 0,0675 và thuế VAT đầu ra là 0,05. Vì vậy khi công ty giảm được 1 đồng các chi phí trên thì công ty sẽ giảm được 0,0675 đồng thu nhập chịu thuế tính trước và giảm được

(1+0,0075) đồng giá trị dự toán trước thuế, và dẫn đến giảm được (1+0,0675) x 0,05 đồng VAT đầu ra, dẫn đến giảm được.

1 + 0,0675 + (1+0,0675) x 0,05 = 1,120875 đồng

GXL nên giảm giá dự thầu.

* Giảm lợi nhuận mong muốn (lợi nhuận dự kiến)

Công ty nên chọn một mức lợi nhuận phù hợp sao cho vừa phù hợp với mục tiêu của công ty, vừa vẫn có thể thắng thầu. Nếu tổng phần lợi nhuận tăng thêm từ tiết kiệm nguyên vật liệu , chi phí máy thi công, chi phí nhân công mà lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận dự kiến của công ty thì công ty có thể đưa ra mức giá mà lợi nhuận bằng 0 hoặc gần bằng 0 hoặc thậm trí lỗ (trong hồ sơ dự thầu với giải trình là công ty đang cần công trình để tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty và bù đắp một phần chi phí cố định).

Tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể, đối thủ cạnh tranh cụ thể mà công ty nên đưa ra mức giá dự thầu hợp lý.

Công ty có thể chọn mức giá bỏ thầu linh hoạt trong khoảng: (VL+NC+M) < GDT < GXL + LDK

Trong đó: LDK: là lợi nhuận dự kiến

GDT : là giá trị dự thầu

Phương án 1: Công ty đưa ra mức giá dự thầu cao nhất là sẽ đạt mức lãi dự kiến. Phương án này có thể áp dụng khi các đối thủ cạnh tranh không mạnh hoặc công ty đứng đầu về công nghệ, kỹ thuật và đảm bảo chất lượng công trình cao.

Phương án 2: Công ty chấp nhận mức lãi thấp, thậm chí không có lãi (GDT = GXL ) để đảm bảo việc làm cho người lao động nhưng vẫn bù đắp giá thành xây lắp của công ty.

Phương án 3: Công ty không có lãi , thậm chí chịu lỗ (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý , có thể một số chi phí khác nếu cần thiết) với mục đích giải quyết việc làm cho người lao động và có thể bù đắp một phần cho chi phí cố định (khai thác khả năng máy móc thiết bị) chờ cơ hội kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Mục tiêu chủ yếu công ty cần phải tổ chức quản lý, tổ chức thi công sao cho tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, năng suất máy móc thiết bị và tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để giảm chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành xây lắp , tăng lợi nhuận.

* Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này công ty cần có những điều kiện sau:

- Cần có đội ngũ cán bộ làm công tác bóc tách tiên lượng giỏi và có kinh nghiệm để có thể tính toán đầy đủ, chính xác công tác xây lắp và các chi phí trong đơn giá dự toán.

* Nắm chắc định mức dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản theo quy định của nhà nước và địa phương.

* cần có hoạt động Marketing mạnh để nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về chủ đầu tư, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh , giá cả nguyên vật liệu và quy định của nhà nước để phục vụ cho việc tính giá dự thầu sát thực tế.

* Nhân sự có khả năng thống kê , phán đoán tình hình biến động giá cả trên thị trường, dự đoán mong muốn của chủ đầu tư.

* Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong công ty (định mức thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp; khoảng 6 tháng/lần).

Có chính sách khuyến khích công nhân, người lao động hợp lý khi tăng năng suất cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu, hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

1.1.3. Hiệu quả của giải pháp.

Sử dụng giải pháp này, công ty sẽ đưa ra được mức giá bỏ thầu có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu và trúng thầu của công ty.

* Góp phần hoàn thiện biện pháp tổ chức thi công, nâng cao năng suất lao động, năng suát máy móc thiết bị và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

* Hạ giá thành xây lắp không chỉ nâng cao khả năng thắng thầu mà còn mang lại mức lãi cao cho công ty. Càng hạ giá thành nhiều thì lợi nhuận của công ty càng cao, (giảm 1 đồng chi phí sẽ tăng hơn 1 đồng lợi nhuận) và càng có điều kiện phát triển công ty toàn diện.

* Theo thống kê thì trong 11 công trình trượt thầu của công ty thì có đến 6 công trình trượt thầu nguyên nhân chính là có vấn đề về giá dự thầu: giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, giá cả không phù hợp với khả năng, năng lực thực tế của công ty, không phù hợp với giá thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp (Trang 60 - 69)