III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT
3.2.1.3. Tính khả thi của dự án đầu tư
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng và việc trả nợ cho Ngân hàng sẽ diễn ra trong tương lai.
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.
Trong phần này chúng ta chỉ xét đến việc thẩm định khả năng trả nợ của dự án thông qua việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư ( dự án cho vay trung và dài hạn ) vì nó có thời gian hoạt động dài và gặp nhiều rủi ro.
Nội dung thẩm định khả năng trả nợ dựa trên tính khả thi của dự án đầu tư.
Nguồn trả nợ ngân hàng của dự án đầu tư thường từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nguồn trả nợ có thể không sử dụng 100 % lợi nhuận sau thuế và khấu hao mà còn dành một phần để chủ đầu tư tiếp tục tái đầu tư hoặc trích lập các quỹ chia cổ tức. Về nguyên tắc, nguồn trên phải được ưu tiên sử dụng để trả nợ gốc theo lịch cho Ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác.
∑ Thu - ∑ Chi = Lãi gộp
Lãi gộp - Thuế TNDN = Lợi nhuận ròng
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả tiền vay ( gốc ) cho ngân hàng tùy theo tính chất của từng doanh nghiệp, mà lợi nhuận dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại
sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị.
Lợi nhuận dùng để trả nợ X 100% Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ = --- Tổng số lợi nhuận ròng
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm, các nguồn khác như thuế lợi tức để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác.
Dựa vào công suất khả dụng của dự án, cán bộ thẩm định lập ra bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án. Để lập được bảng chi tiết này, cán bộ thẩm định dự án cần thu thập các thông tin cần thiết và dựa vào dự án đầu tư vay vốn dài hạn. Cụ thể cần xác định được những nội dung sau :
Xác Định Công Suất của Thiết Bị Có thể Đạt Được Trong Thời Gian Vay Nợ Ngân Hàng:
Việc xác định được công suất có thể đạt được của máy móc thiết bị trong thời gian vay nợ Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và nguồn thu để trả nợ của Doanh nghiệp. Trong khi xem xét đánh giá mức công suất có thể đạt được của thiết bị, cần thống nhất về các khái niệm sau:
Công suất lý thuyết:
Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365ngày/năm. Do vậy, công suất lý thuyết chỉ tính để biết chứ không thực hiện được.
Công suất thiết kế:
Là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường được kể đến là:
- Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước như hỏng hóc đột xuất, cúp điện...
- Các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ, liên tục. Công suất thiết kế được xác định như sau:
Công suất thiết kế (1 năm)
= Công suất thiết kế trong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu x Số giờ làm việc trong 1 ca X Số ca trong 1 ngày x Số ngày làm việc trong 1 năm
(Lưu ý: Khi mua máy móc thiết bị chú ý xem công suất thiết kế tính trên cơ sở nào, như số giờ làm việc trong ca, số ca làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong năm là bao nhiêu)
Công suất khả dụng:
• Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được vì trong sản xuất khó đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất bình thường như có thể mất điện, sự cố máy móc, nguồn cung vấp các yếu tố đầu vào không ổn định... Công suất khả dụng là công suất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến cả trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra.
• Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của thiết bị đầu tư, công suất khả dụng của thiết bị trong những năm đầu sản xuất thường đạt thấp do năng lực điều hành, tổ chức, do yếu tố sản phẩm, thị trường...
• Đối với các dự án mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân, ví dụ như ngành sản xuất giầy, may mặc... qua thực tế cho thấy trong năm đầu thường chỉ sản xuất đạt 40-50% công suất thiết kế, năm sau đạt 60-70%, từ năm thứ 3 trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70% phụ thuộc vào các điều kiện như nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm...
• Đối với các ngành sản xuất không đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng tay nghề cao, công suất sản xuất thực tế vẫn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan: nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất, quản lý... do vậy công suất năm đầu thường đạt 60-70% công suất thiết kế, năm thứ hai có thể đạt 79-80%, từ năm thứ ba trở đi đạt trên 80% công suất thiết kế.
• Đối với các công trình xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp cho thuê cần tham khảo tình hình kinh doanh tại địa phương về cung, cầu, giá cả, kiểu dáng kiến trúc đang thịnh hành... để xác định khả năng khai thác trong các năm đầu.
• Sau khi đã xác định được khả năng công suất của thiết bị, ta tính tổng các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng và nguồn trả nợ.
Xác định Doanh thu Theo Công Suất Dự kiến:
a, Xác định giá bán bình quân:
Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì? Bán buôn hay bán lẻ? Giá bán hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Xu hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi?
Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, cần thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giá cả của sản phẩm trong các năm trước đó, kết hợp với việc tham khảo các số liệu về cung/cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xác định qui luật biến động của giá cả để ước tính cho tương lai.
Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, tên, nhãn, mác của sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy các sản phẩm mang tên chính hãng sản xuất có uy tín lớn trên thế giới (như SONY, CocaCola... ) thường có lợi thế về giá cả và khả năng tiêu thụ.
Đơn giá bán bình quân tính theo phương pháp bình quân gia quyền như sau: n
∑ Pi . Qi i=1 Đơn giá bán bình quân = ---
n ∑ Qi i=1
Trong đó: Pi : đơn giá bình quân sản phẩm loại i Qi : số lượng sản phẩm loại i
n : số sản phẩm loại i
b, Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm
Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định được sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó tính được sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch.
c, Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch
Doanh số tiêu thụ = Đơn giá bình quân x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Hoặc: n
Doanh số tiêu thụ = ∑ Pi . Qi i=1 Trong đó:
Pi : Đơn giá sản phẩm loại I; Qi : Số lượng sản phẩm I; i = 1÷n; n : số loại sản phẩm.
Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ. Chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
Là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù vậy, các chi phí này không nhất thiết luôn tăng giảm theo cùng một tốc độ với mức tăng giảm của sản lượng sản xuất.
Các chi phí biến đổi bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính, (các năm khác nhau thì giá nguyên vật liệu khác nhau, cần xác định quy luật biến động của giá, tỷ lệ lạm phát... để tính giá cho sát thực tế).
- Nguyên vật liệu phụ - Nhiên liệu, điện, nước - Bao bì đóng gói
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (Lương khoán sản phẩm) - Phụ tùng thay thế, vật rẻ tiền mau hỏng
- Lãi vay ngắn hạn Ngân hàng (vay vốn lưu động) - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tiếp thị, quảng cáo - Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thuế doanh thu
∑ Chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm x Sản lượng
b, Chi phí cố định (định phí):
Là những chi phí không thay đổi theo sự biến đổi theo sự biến đổi của sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Thuộc về chi phí cố định bao gồm những khoản mục chi phí sau:
- Khấu hao tài sản cố định: được áp dụng theo Chế độ Quản lý, Sử dụng và Trích Khấu hao TSCĐ, ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính.
- Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ. - Chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng - Tiền lãi vay trung dài hạn
- Chi phí quản lý xí nghiệp. - Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật liệu, thành phẩm.
- Lương công nhân (trường hợp không sản xuất công ty vẫn phải trả lương tối thiểu)
- Lương công nhân học nghề
- Lương gián tiếp, công tác phí (bộ phận lương cố định) - Các khoản phải trả cố định hàng năm
Định phí trên tính chung cho cả năm sản xuất ∑ Chi phí hàng năm = ∑ Định phí + ∑ Biến phí.
Sau khi xác định công suất khả dụng, giá bán, số lượng sản phẩm và chi phí để sản xuất sản phẩm ấy. Cán bộ thẩm định sẽ lập ra một bảng phân tích hiệu quả tổng hợp – khả năng trả nợ của dự án như sau :
Bảng II.1 : bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án.
Năm thứ Đơn vị tính 1 2 3 4 5
I. Công suất thiết bị (%) II. Doanh thu
1. Sản lượng tiêu thụ 2. Đơn giá bình quân III. Chi phí sản xuất 1. Tổng định phí 2. Tổng biến phí
IV. Các khoản nộp Ngân sách - Thuế VAT A%
- Thuế lợi tức B%
V. Nguồn trả nợ Ngân hàng - Từ KHCB
- Từ - lợi nhuận ròng
VI. Nợ trung dài hạn phải trả ngân hàng - Nợ gốc
- - Lãi
VII. Thừa/ Thiếu (VI - VII)
VIII.Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên đây, ta biết được trong thời gian vay vốn, dự án có tự trả được nợ đúng hạn hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn cho vay, kỳ hạn nào trả được, kỳ hạn nợ nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào...
Bảng II.2 : Bảng kế hoạch hoàn trả vốn vay
Diễn giải Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm n
Giá trị tiền vay Trả gốc vay Trả lãi vay Dư nợ khoản vay
Nguồn : phòng ĐTDA- SGD
Căn cứ vào lịch trả nợ gốc hàng năm, cán bộ thẩm định cần cân đối xem liệu nguồn trả nợ gốc có bị thiếu hụt năm nào ( thông thường, nếu lịch trả nợ đều thì trong những năm đầu hoạt động. Dự án có thể bị thiếu hụt nguồn trả nợ ). Tổng lợi nhuận sau thuế và Khấu hao lũy kế trong thời gian vay vốn của dự án mà lớn hơn Tổng số nợ vay trung dài hạn ban đầu thì dự án có khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn và ngược lại.
Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ ( nợ gốc và lãi phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này còn được thông qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án :
Nguồn nợ hàng năm của dự án
Tỉ số khả năng trả nợ của dự án = --- Nợ phải trả hàng năm của dự án ( gốc và lãi )
Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức đều đặn hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi phải trả hàng năm tính theo số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức lãi thay đổi hàng năm.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải được ở mức quy định chuẩn.
Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ. Điểm hòa vốn trả nợ là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập.
Công thức xác định điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án như sau - Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ :
f- D + N+ T xn = --- p- v - Doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ :
Ohn = X n. p
f – D + N +T Ohn = ---