Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 91 - 95)

IV. Đánh giá hoạt động thẩm định khả năng trả nợ nói riêng và thẩm định dự

2.2.2.2. Phương pháp thẩm định khả năng trả nợ

Về phương pháp, công ty hiện nay chủ yếu sử dụng những phương pháp phân tích khả năng trả nợ theo trạng thái "tĩnh" của tiền, hệ thống chỉ tiêu áp dụng chủ yếu là những số liệu tính gộp. Ngân hàng cần phải sử dụng những phương pháp thẩm định khả năng trả nợ dựa vào giá trị thời gian của tiền - là những phương pháp phổ biến trong nền kinh tế hiện đại - kết hợp với những phương pháp hiện đại đang được thực hiện tại công ty để thẩm định một cách chính xác.

Sử dụng kết hợp được các phương pháp này, hệ thống chỉ tiêu thẩm định bao gồm cả những số liệu tương đối - là kết quả của việc phân tích tài chính, chấm điểm tín dụng - và những số liệu tuyệt đối - kết quả của các phương pháp thời gian hoàn vốn vay, thời gian hoàn vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng, điểm hòa vốn. Những kết luận rút ra từ hệ thống chỉ tiêu đó sẽ tránh được những khiếm khuyết của từng phương pháp phân tích riêng biệt.

Riêng đối với phương pháp phân tích dựa vào giá trị thời gian của tiền, cần chú ý đến sự thay đổi của chi phí cũng như lợi ích trong suốt thời kỳ thực hiện dự án.

Yếu tố cần quan tâm nhất ở đây là việc xác định dòng tiền và tỷ suất chiết khấu hợp lý.

Dòng tiền thường được xem xét như sự chênh lệch của tổng doanh thu và tổng chi phí của dự án. Trong trường hợp xác định được chính xác chi phí và lợi ích, dòng tiền đó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà tài trợ, doanh nghiệp nên xác định dòng tiền gồm cả dòng tiền của chủ đầu tư và dòng nợ của người thuê - là dòng thanh toán lãi thuê và nợ gốc.

Về việc xác định tỷ suất chiết khấu, đây không phải là việc dễ dàng và thực tế là cũng chưa có một quy định nào giúp xác định một tỷ lệ chiết khấu chính xác. Tuỳ vào chi phí vốn đối với từng chủ thể tiến hành phân tích mà tỷ lệ chiết khấu được tính khác nhau với mỗi dự án cụ thể. chi phí vốn đối với công ty không hề giống nhau ở mọi thời điểm cũng như trong mọi dự án. Vì vậy, thiết nghĩ, tuỳ vào dự án cụ thể và khả năng huy động vốn trong mỗi thời điểm của công ty để có những lựa chọn thích hợp về tỷ suất chiết khấu. Việc lựa chọn này hoàn toàn không được dựa vào sự quyết

định chủ quan của nhân viên tín dụng cũng như không nên cố định theo các văn bản của cơ quan cấp trên. Công ty có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn để có những tính toán tương đối chính xác hoặc dựa vào chi phí trung bình của vốn để rút ra tỷ suất chiết khấu thích hợp.

Sau khi đã có những tính toán chính xác về dòng tiền và tỷ suất chiết khấu, công ty nên tính đến độ nhạy của dự án. Đây là điều cần thiết vì các giá trị hiện tại và tỷ suất nội hoàn được tính toán dù là đã tính đến giá trị thời gian của tiền nhưng vẫn sử dụng những yếu tố có tính thời điểm. Các yếu tố này mỗi khi thay đổi trong khi dự án được tiến hành có thể sẽ dẫn đến những thay đổi bất lợi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. Cũng tuỳ vào những nhân tố mà mức thay đổi so với tính toán sẽ khác nhau như giá cả, tỷ giá… Việc áp dụng riêng từng khoảng biến động sẽ có được những kết luận chính xác về ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả dự án.

2.2.2.3.Về nội dung thẩm định khả năng trả nợ :

Thứ nhất, thu từ tính khả thi của dự án kinh doanh: Khi thẩm định cán bộ

tín dụng đã cùng khách hàng tính toán xác định chu kỳ kinh doanh, dòng tiền của phương án, dự án hoặc nguồn trả nợ khác để thống nhất thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ. Từ cái gốc khi thẩm định chúng ta phải cùng khách hàng ngồi lại để làm rõ nguyên nhân tại đâu? Nếu do năng lực thẩm định của cán bộ yếu kém dẫn đến xác định thời hạn cho vay sai hoặc do nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng cùng Doanh nghiệp bàn bạc điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cho phù hợp. Nếu không vì lý do trên, cán bộ tín dụng phải cùng đơn vị đối chiếu dòng tiền giải ngân để xác định cụ thể hình thái biểu hiện của tiền vay. Các đối tượng cho vay là Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp... các khoản chi phí này được tập hợp lại sau đó phân bổ cho các sản phẩm, dự án hoặc các công trình. Dù khó nhưng đây là điều bắt buộc vì chỉ có như vậy mới xác định được nguồn để đánh giá khả năng thu nợ chính xác. Trong quá trình đối chiếu nếu:

* Vốn nằm ở khâu nguyên vật liệu: phải xác định rõ nguyên nhân: Trường hợp nguyên vật liệu nhập về không sử dụng được do kém, mất phẩm chất, do không đồng bộ... phải yêu cầu khách hàng tính toán, xác định lại nếu thấy không cần thiết sử dụng

hoặc không thể sử dụng được phải bán để trả nợ Ngân hàng, nếu càng để lâu càng phát sinh thêm chi phí, doanh nghiệp càng lỗ;

* Vốn vay đang nằm trên dây chuyền sản xuất : đây là sản phẩm dở dang, số vốn này cũng không lớn, nếu so sánh với 1 vài năm thấy có sự tăng đột biến cần phải làm rõ vì lý do gì? do chi phí đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất để xem xét có hợp lý không? Nếu do chi phí đầu vào tăng hay do mở rộng sản xuất hoặc có dấu hiệu không minh bạch trong hạch toán kế toán phải phân tích từng trường hợp cụ thể để có biện pháp quản lý và kế hoạch đầu tư thích hợp.

* Vốn vay ở khâu thành phẩm, hàng hoá phải xem xét lại khâu tiêu thụ như: Phương thức bán hàng, giá cả, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, mạng lưới tiêu thụ, công tác quảng cáo, chính sách khuyến mại… Yêu cầu khách hàng giải trình biện pháp tháo gỡ, bán hàng trả nợ;

* Vốn đang nằm khâu hàng gửi bán đề nghị khách hàng kiểm tra, đối chiếu lại vì rất nhiều trường hợp các khách hàng, các đại lý, cửa hàng đã bán hàng nhưng không hạch toán tiêu thụ để chiếm dụng vốn.

* Vốn vay đang ở công nợ phải thu : Yêu cầu khách hàng rà soát đối chiếu với hợp đồng mua bán để biết được khoản nợ đã quá hạn hay chưa? có khả năng thu hồi hay không?

Trong quá trình xác định nguồn thu, đánh giá khả năng thu, làm cam kết với khách hàng về tiến độ trả nợ cán bộ cần kết hợp đánh giá, kiểm tra tính chính xác của các số liệu, xu hướng phát triển (xấu đi hay tốt dần) để có kế hoạch đầu tư đúng đắn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Như vậy, sau khi đối chiếu xác định hình thái vốn vay sẽ có một bộ phận vốn vay không thể xác định được, nói cách khác không có vật tư, hàng hoá... tương đương làm đảm bảo, ngoài lý do số vốn vay phục vụ chi phí sản xuất chung , chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí bán hàng phải phân bổ như nói trên còn một bộ phận vốn có thể do sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn ngắn hạn mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn) và vốn thất thoát do kinh doanh thua lỗ. Để phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn ngắn hạn vào mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn

nhất thiết phải dựa vào tình trạng tài chính và phương trình kế toán sau: TSCĐ Vốn Nợ Nhận ký quỹ, và đầu tư dài hạn = cố định + dài hạn + ký cược dài hạn (1) (2) <--- tài sản ---> <--- nguồn vốn ---> Nếu (1) > (2) doanh nghiệp đã sử dụng vốn sai mục đích: Lấy vốn ngắn hạn mua sắm TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trường hợp này cán bộ phải làm rõ tài sản, công trình nào và nếu đó là vốn Ngân hàng cho vay thì đã chuyển nợ quá hạn hay chưa? đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp tháo gỡ, khắc phục. Số vốn thất thoát chính là toàn bộ số lỗ luỹ kế, cần đối chiếu với số được cấp bù (nếu doanh nghiệp được cấp bù) để xem số thực lỗ và đối chiếu với số vốn chủ sở hữu (sau khi đã trừ phần vốn dùng mua sắm TSCĐ và đầu tư dài hạn) để biết số lỗ đã vượt quá vốn chủ sở hữu chưa?

Đối với số nợ vay sử dụng sai thoả thuận, nợ thất thoát do kinh doanh thua lỗ, phải yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết trả nợ trước hạn theo đúng quy định của quy chế bảo đảm nợ vay của Chính Phủ và khẩn trương nắm, bắt tài sản để xử lý thu hồi tránh khả năng mất vốn.

Thứ hai, thu từ tài sản bảo đảm: ở trên ta đã xác định được giá trị vật tư,

hàng hoá và công nợ tương đương đảm bảo cho khoản vay. Ngoài hướng giải quyết các đối tượng này để thu nợ có thể còn có nguồn thu dự phòng từ tài sản bảo đảm. Để đánh giá nguồn thu này, cán bộ phải cùng khách hàng rà soát lại tính pháp lý của tài sản, thực trạng tài sản, thủ tục và khả năng bán, chuyển nhượng... và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng xử lý thu hồi nợ vì càng để lâu càng khó xử lý, tài sản càng xuống cấp mất giá trị.

Thứ ba, thu từ nguồn khác:

* Thu từ sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quay vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường. Đối với doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng thì dùng để trả nợ cũ vay mới, đối với doanh nghiệp đã cắt quan hệ tín dụng với Ngân hàng thì bằng mọi cách họ không thể trả nợ.

Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tính toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất hay không? và sản xuất có lãi hay lỗ? Để đánh giá chính xác doanh nghiệp sản xuất lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không? cần lưu ý một số khoản chi phí mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng... Đặc biệt chú ý phải hạch toán, phân bổ số phải trích, phải trả theo quy định chứ không phải hạch toán, phân bổ số đã trích, đã trả như rất nhiều doanh nghiệp hiện đang làm vì mục đích làm sai lệch kết quả kinh doanh. Hình thức tiếp tục cho vay nuôi nợ, phải được thẩm định rất thận trọng cho từng phương án và khi đã cho vay cần phải tăng cường công tác quản lý để đạt mục đích giảm nợ.

* Thu từ nguồn khác (nếu có): Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w