III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT
3.3.2. Thẩm định chi tiết doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ
Tên tiếng Anh:HANDICRAFT AND ART ARTICLES EXPORT IMPORT JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ARTEXPORT
Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,Hà nội.
Điện thoại: 04.8266574 Fax: 04.8259275
Giấy CNĐKKD: Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2005, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 15 tháng 11 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng chẵn) Số tài khoản tiền gửi VND: 0011000013175 tại SGD NHNT VN Số tài khoản tiền gửi USD: 0011370076653 tại SGD NHNT VN Ngành nghề kinh doanh chính:
o Kinh doanh XNK: KD XNK (trực tiếp và uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm.
o Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
o Kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà; Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất.
Mô hình tổ chức quản lý sản xuất :
– Trước đây, Công ty là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương với tên giao dịch là Công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ.
Bảng II.3 : Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ. Danh sách cổ đông sáng lập Số
cổ phần
Tỷ lệ % trong sở hữu vốn cổ phần
Bộ Thương mại, trong đó:
Ông Đỗ Văn Khôi (CT HĐQT) đại diện Ông Vũ Văn Phúc (UV HĐQT) đại diện
640.000 12,8%
Ông Nguyễn Văn Bình 407.630 8,15% Ông Nguyễn Văn Cấn 20.800 0,42%
Bà Nguyễn Thị Kim Hường 20.000 0,40%
Ông Hà Xuân Khang 97.250 1,95%
Ông Đỗ Văn Khôi 161.060 3,22%
Ông Vũ Văn Phúc 72.800 1,46%
283 cổ đông khác 3.444.5 68,89%
Cộng 5.000.0 100%
Nguồn : báo cáo thẩm định dự án
Bảng II. 4 : Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty
Chức vụ Họ tên Lĩnh vực quản lý Tuổi Trình độ Số năm công tác Thời gian bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT
Đỗ Văn Khôi Cử nhân KTNT 51 Đại học 30 2004 Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Bình Cử nhân KTTC 45 Đại học 22 2004 Kế toán Trưởng Nguyễn Thị Minh Nguyệt Cử nhân KTTC 44 Đại học 21 2004
Nguồn : báo cáo thẩm định dự án
– Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm 31/12/2005 là 210 lao động, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng II.5 : Tổng số lao động của công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ.
Trình độ 31/12/2005 Tỷ lệ %
Đại học và trên đại học 130 61,90%
Trung cấp 13 6,19%
Sơ cấp 3 1,43%
Lao động phổ thông 64 30,48%
Tổng 210 100,00%
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
P. TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1 P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 2 P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 3 P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 5 P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 9 P. XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 10
P. XUẤT NHẬP KHẨU CÓI
P. THÊU XƯỞNG THÊU
P. MỸ NGHỆ XƯỞNG GỖ
P. GỐM XÍ NGHIỆP GỐM
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐÀ NẴNG
CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
Hoạt động kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực:
Kinh doanh hàng nhập:
Doanh số hàng nhập trong những năm qua của đơn vị chiếm từ 50-60% tổng doanh số. Ngoài những mặt hàng truyền thống như: máy móc thiết bị, sắt thép, hạt nhựa, máy xây dựng đã qua sử dụng…trong năm 2005 đơn vị còn mở rộng thêm những mặt hàng như: bông, thang máy, máy in. Các mặt hàng này được bán lại cho các khách hàng có quan hệ truyền thống: Cty Thép Hoà Phát, Cty Thép Thành Long, Cty CP Thiết bị Sài Gòn, Cty Hoàng Sơn, Cty CP Thiết bị máy công trình…Đây là những khách hàng có uy tín, quan hệ lâu năm, thanh toán sòng phẳng. Phương thức thanh toán thường là khách hàng đặt cọc trước 10-15%, sau khi hàng về Artexport quản lý hàng, trong khoảng thời gian 4-5 tháng đơn vị trả tiền đến đâu nhận hàng đến đó.
– Tình hình thị trường đầu năm 2006 với những mặt hàng như máy móc thiết bị, máy xây dựng đã qua sử dụng nói chung không có biến động đáng kể, có khả năng tiêu
thụ, Công ty đang đẩy mạnh sang kinh doanh các mặt hàng khác như đồng, hạt nhựa, ... nên doanh thu hàng nhập không có biến động nhiều.
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống:
– Xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (gốm, sơn mài, mỹ nghệ, thêu ren….) hàng năm đóng góp khoảng 35% tổng doanh thu của Công ty. Đơn vị là doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm trong lĩnh vực này, với các thị trường truyền thống và các bạn hàng truyền thống tại Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Phương thức thanh toán: trả trước 50%, trả tiếp phần còn lại sau khi nhận hàng hoặc L/C trả chậm 3 tháng
– Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các đối tác là các tổ hợp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để cung cấp các mặt hàng tinh xảo cho các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản. Cụ thể các nguồn hàng: mây tre tại Chương Mỹ - Hà Tây; gốm sứ Bát Tràng; đá xẻ Thanh Hoá …Phương thức thanh toán: trả sau.
Kinh doanh bất động sản:
Hoạt động này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu của Công ty và mang lại hiệu quả cao. Tình hình cho thuê các toà nhà và xưởng sản xuất của ARTEXPORT như sau:
– Toà nhà ARTEXPORT BUILDING, 31 - 33 Ngô Quyền, Hà Nội:
Doanh thu hàng năm: khoảng13 tỷ đồng
Giá thuê bình quân: 25 USD/m2/tháng
Khấu hao: khoảng 3,4 tỷ đồng/năm trong 5 năm đầu và 1,1 tỷ
đồng/năm trong những năm tiếp theo.
Chi phí quản lý, điện nước khoảng 2,8 tỷ đồng
Lợi nhuận trên 3 tỷ đồng.
Toà nhà đi vào hoạt động từ tháng 5/2004, đến 31/12/2004 diện tích cho thuê đạt 95%.Đến năm 2005 diện tích cho thuê đạt 100%. Các hợp đồng thường ký từ 3-20 năm.
– Toà nhà CFM BUILDING, 23 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội:
Giá thuê bình quân: 10 USD/m2/tháng
Khấu hao: 670 triệu đồng/năm
Toà nhà cao 7 tầng có diện tích xây dựng 2.800 m2, diện tích cho thuê khoảng 2.200 m2. Toà nhà được hoàn thiện vào đưa vào khai thác cuối năm 1998. Vốn đầu tư toà nhà là vốn tự có của doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư là 9.850 triệu đồng được đầu tư làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là 3.200 triệu đồng, giai đoạn 2 là 6.650 triệu đồng. Toà nhà đã cho thuê hết diện tích đạt 100% công suất.
– Nhà kho Thanh Lân, Thanh Trì :
Khu nhà kho này có diện tích 6000 m2 gồm ba nhà kho diện tích 3000 m2 . Vốn đã đầu tư nâng cấp kho 2.000 triệu đồng. Công ty đã để lại 1000 m2 làm nhà kho của công ty còn lại 2000 m2 đã cho thuê, giá thuê bình quân đạt 15.000-20.000
đ/m2/tháng. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 400 triệu đồng.chi phí hết 250.000.000đ,lãi 150.000.000đ, khấu hao 300 triệu đồng/năm.
– Nhà số 37 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:
Ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Khay có diện tích 198 m2, diện tích xây dựng 500 m2, ngôi nhà hiện cũng đang được cho công ty Đồng hồ mới thuê từ, thời gian 10 năm, lợi nhuận thu được hàng năm là 300 triệu đồng. Mọi chi phí điện nước, bảo trì do khách thuê chịu.
Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư :
Tình hình tài chính qua các năm và các chỉ tiêu tài chính thể hiện chi tiết tại bảng báo cáo tài chính đính kèm. Trong đó, có một số điểm đáng chú ý sau:
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 9T 2006
Doanh thu 346.214 470.113 608.152 421.645
Chi phí lãi vay 2.219 3.542 8.803 5.153
Lợi nhuận 1.395 1.575 4.250 2.617
Đơn vị : triệu đồng
– Từ cuối năm 2004, Công ty chuyển sang mô hình cổ phần, đã quản lý hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí. Tính đến thời điểm 30/09/2006, doanh thu và lợi nhuận
trước thuế của công ty lần lượt là 422 tỷ VND và 2,6 tỷ VND, đạt 78,9% và 48% so với kế hoạch năm 2006.
– Do Công ty hoạt động thương mại nhiều nên chi phí bán hàng và quản lý của Công ty luôn cao (khoảng 8%-10% Doanh thu)
– Trong năm 2004, Artexport Hà Nội và Sài Gòn đóng góp 88,9% doanh thu và 90% lợi nhuận toàn Công ty, chi nhánh Đà Nẵng vẫn trong tình trạng bị thua lỗ với mức âm 649 triệu VND. Do đó, năm 2005 Công ty đã quyết định giải thể chi nhánh Đà Nẵng.
– Tổng tài sản của Công ty tăng lên nhanh chóng, từ gần 143,5 tỷ đồng năm 2003 lên trên 289 tỷ đồng năm 2005.
– ROE của DN tăng từ 4,8% năm 2004 lên 12,9% năm 2005. Công ty phấn đấu cổ tức hàng năm đạt từ 10% trở lên.
– Hệ số nợ của công ty tăng liên tục từ 77% năm 2003 lên 86% năm 2005 thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Công ty không cao. Vốn hoạt động của Công ty (năm 2005) dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng (52.8%). Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn trong tổng vốn vay ngày càng cao (hệ số vay nợ ngắn hạn tăng từ 0,79% năm 2003 lên 0,92% năm 2005) do Công ty đẩy mạnh các hoạt động thương mại.
– Do tốc độ tăng nợ vay ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nên hệ số khả năng thanh toán hiện hành giảm dần (năm 2003 là 1,12 năm 2005 giảm xuống còn 0,98)
– Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các khoản phải thu, phải trả tăng cao. Các khoản phải thu của đơn vị luôn chiếm hơn 50% trong tổng trị giá tài sản ngắn hạn, cụ thể là năm 2004, phải thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tới 57% trị giá tài sản lưu động, đến năm 2005 đã lên tới 70%.
– Trong báo cáo nhanh tình hình tài chính 9 tháng qua có một số điểm đáng chú ý sau:
o Công ty đã góp vốn liên doanh vào 2 công ty khác là: Cty CP dệt sợi DAMSAN và Cty liên doanh Fabi. với tổng số vốn góp đến hết tháng 9/2006 là 890 triệu đồng.
o Các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng đột biến so với các năm trước, ở mức gần 39 tỷ VND. Lý do là, tháng 10/2005, Công ty đã phát hành 20,7 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm và vào tháng 10 năm 2006 vừa qua đã được chuyển đổi thành cổ phiếu theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công ty. Vào tháng 09/2006 số tiền này tạm thời hạch toán vào nợ ngắn hạn nhưng sang tháng 10 thì được hạch toán vào vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu là 1.15 nên vốn chủ sở hữu của Công ty tăng từ 32 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng.
o Phải trả người bán, người mua trả trước và hàng tồn kho 9 tháng 2006 đều tăng hơn 20 tỷ so với cuối 2005. Thực chất thì không có gì bất thường mà do cách hạch toán của Công ty: khi mua hàng Công ty trả trước cho người bán tiền đặt cọc (được hạch toán vào trả trước người bán), sau khi nhận hàng, nhập kho thì tiền hàng được hạch toán vào tài khoản phải trả người bán. Công ty thường bù trừ các khoản này vào thời điểm cuối năm. Khoản tiền lớn nhất trong trả trước người bán là đặt cọc mua thép của Công ty Vạn lợi (15 tỷ đồng), Artexport đã nhập kho 20 tỷ đồng tiền thép của Vạn lợi và được hạch toán vào Phải trả người bán. Hàng tồn kho của Công ty đã có đơn đặt hàng và sẽ được bán gần hết trong quý 4 này, số tiền đặt cọc mua hàng của khách được hạch toán vào tài khoản người mua trả trước do đó cả 2 khoản mục này đều tăng.
– Ngày 30/10/2006, Công ty đã phát hành thêm 37,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 1 năm theo phương thức ưu tiên chào bán cho các cổ đông hiện hữu nhằm tăng cường vốn lưu động và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực địa ốc với chi phí lãi rẻ.
Tóm lại, Công ty tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận song khả năng tự chủ về mặt
tài chính thấp. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tuy có doanh thu nhỏ nhưng mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Sau đợt chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu vào tháng 10/2006 vừa qua, Công ty đã tăng khả năng tự chủ về tài chính, nhưng áp lực trả cổ tức cũng tăng lên.
Công ty có mối quan hệ lâu năm và có uy tín với Ngân hàng ngoại thương. Cụ thể mức độ giao dịch của Aretxport với SGD NHNT và các NH khác như sau:
Đơn vị: 1.000USD Tổ chức tín dụng Vay ngắn hạn Vay trung dài hạn Tổng cộng VN D Ngoại tệ VND Ngoại tệ VN D Ngoại tệ 1 SGD VCB 10.000 10.000 2. Eximbank chi nhánh Hà nội 5.000 5.000 3. Indovinabank chi nhánh Hà nội 1.500 1.500 4. Techcombank chi nhánh Hoàn kiếm 5.000 5.000 Tổng cộng 21.500 21.500
Hiện nay, Công ty đang có nợ gia hạn tại Eximbank Hà nội số tiền là 423.100 USD. Theo Công ty cho biết khoản vay này bắt đầu từ ngày 26/08/2005 nhằm mục đích nhập phôi thép về bán cho Công ty TNHH thép Nam Đô, có số tiền khoảng 1,6 triệu USD. Nguyên nhân là: Cty Nam Đô có sự thay đổi nhân sự, hạn chế năng lực trong khâu chỉ đạo điều hành, thị trường sắt thép đình trệ khoảng thời gian dài gây thua lỗ, do đó Artexport gặp khó khăn trong thu hồi tiền hàng từ Cty Nam Đô, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại Eximbank Hà nội. Ngày 24 /11/2006, đại diện Eximbank và Ar- texport đã có buổi làm việc và Artexport đã cam kết sẽ phối hợp cùng Cty Nam Đô để thanh toán dứt điểm khoản nợ quá hạn này trong năm 2006.
Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của đơn vị trong thời gian tới:
a. Kế hoạch
– Tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống, mở rộng các ngành hàng mới.
– Tận dụng tối đa các ưu thế hiện có, đặc biệt là những lợi thế về vị trí địa lý và thương hiệu “ARTEXPORT” đã có lâu năm trên thị trường để khôi phục lại thị trường. Theo đó, Công ty đã và đang lập đề án đầu tư kinh doanh bất động sản,
tận dụng cơ sở vật chất hiện có của Công ty. Việc tạo ra một nguồn thu ổn định và lâu dài từ lĩnh vực kinh doanh này cho phép Công ty có cơ sở vững chắc để triển khai các kế hoạch khôi phục lại vị thế trên thị trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ. Có thể nói đây là một bước đi chiến lược và hết sức quan trọng của ban lãnh đạo Công ty.
– Nhận thấy lĩnh vực Đầu tư tài chính mang lại lợi nhuận rất cao, nhưng trong những năm qua Công ty chưa chú ý đến mảng kinh doanh này (hiện nay Công ty chỉ nắm giữ 60 triệu mệnh giá cổ phiếu Exim Bank đã mua từ những năm trước mà không đầu tư thêm vào bất kỳ chứng khoán nào khác). Ban lãnh đạo Công ty đang xây dựng kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính trong những năm