Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolomex, Hải Phòng (Trang 25 - 27)

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đây là một loại hình quản lý đợc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng, kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạo hành chính trong doanh nghiệp và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp.

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp gồm những bộ phận sau:

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của doanh nghiệp giữa hai kỳ đại hội cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc

kỹ thuật Phó giám đốckinh doanh

Phòng kỹ thuật

sản xuất Phòng vật tư Phòng hành chính Phòng tài vụ Phòng kinh doanh

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm trớc Đại hội cổ đông về mọi hoạt động của mình.

Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc.

Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là ngời quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện pháp nhân của công ty trong mọi hoạt động giao dịch.

Phó giám đốc kỹ thuật: thay mặt giám đốc quản lý bộ phận sản xuất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và an toàn lao động.

Phó giám đốc kinh doanh: thay mặt giám đốc quản lý kinh doanh, mua bán vật t hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất.

Phòng kinh doanh: tham mu và giúp việc cho Giám đốc về việc xây dựng chiến lợc sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đã sản xuất, khai thác kinh doanh các mặt hàng khác (nếu có) để tận dụng cơ sở vật chất, thị trờng hiện có. Tạo nguồn hàng, điều chỉnh các khâu xuất nhập hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đến các đại lý, cửa hàng, khách hàng, quản lý hàng xuất nhập, hoá đơn chứng từ, hệ thống sổ sách theo dõi thống kê báo cáo...Tổ chức hoạt động marketing để duy trì và mở rộng thị trờng, đa dạng hoá hình thức dịch vụ.

Phòng tổ chức hành chính: tham mu giúp việc cho Giám đốc về công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí CBCNV đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đề ra. Xây dựng cơ chế trả lơng hợp lý cho CBCNV, có kế hoạch đào tạo để nâng cao chất lợng đội ngũ lao động, chăm sóc sức khoẻ và an toàn lao động.

Phòng kỹ thuật- sản xuất: tham mu và giúp đỡ cho Giám đốc về việc xây dựng các kế hoạch khoa học kỹ thuật và môi trờng, xây dựng và quản lý định mức vật t, quản lý tốt công nghệ sản xuất và công tác quản lý thiết bị. Duy trì chất lợng sản phẩm ổn định, giảm tỷ lệ phế phẩm và tiêu hao nguyên vật liệu.

Đề suất với Giám đốc về việc triển khai các kế hoạch đầu t xây dựng cơ bản nhằm không ngừng nâng cao năng lực và phẩm cấp sản phẩm.

Phòng kế toán tài chính: thực hiện nhiệm vụ hạch toán, tham mu, giúp việc cho Giám đốc để thực hiện nghiêm túc các quy định về kế toán- tài chính hiện hành; phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch về vốn và tạo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các phân xởng và các cửa hàng: tổ chức sản xuất và bán hàng theo kế hoạch đã đề ra, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, nguồn nhân lực đợc giao để sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ mà doanh nghiệp đặt ra.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolomex, Hải Phòng (Trang 25 - 27)