Các chỉ số về hoạt động:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolomex, Hải Phòng (Trang 45 - 47)

V. Chi phớ trả trước dài hạn

14. Lợi nhuận sau thuế

2.2.2.3. Các chỉ số về hoạt động:

Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

So sánh giữa 2 năm 2006 và 2005 thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng 0,35 vòng, cụ thể số vòng quay của hàng tồn kho năm 2005 là 38,7 vòng, năm 2006 là 39,05 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm 0,08 ngày, chứng tỏ khả năng giải phóng hàng tồn kho nhanh. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì số vòng quay hàng tồn kho là 33,93 vòng, giảm 5,12 vòng so với năm 2006. Số vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,39 ngày, đó là do công ty tiến hành dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số vòng quay và số ngày một vòng quay các khoản phải thu

Về số vòng quay các khoản phải thu của năm 2005 là 16,62 vòng đến năm 2006 là 43,25 vòng, tức là tăng 26,63 vòng. Do vòng quay các khoản phải thu tăng nên kỳ thu tiền trung bình giảm 1,46 ngày. Cụ thể, trong năm 2005, cứ

9,78 ngày là công ty thu đợc các khoản phải thu nhng đến năm 2006 thì chỉ cần 8,32 ngày công ty đã thu hồi đợc các khoản phải thu. Ngợc lại, vòng quay các khoản phải thu trong năm 2007 lại giảm còn 15,44 vòng làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên đến 23,31 ngày. Đó là do chi phí cho việc giải phóng và san lấp mặt bằng tại khu đất Đông Hải tạm đa vào nợ phải thu khác trong khi cơ sở hạ tầng cha xây dựng xong, ngoài ra, nợ phải thu của khách hàng vận tải và sửa chữa tăng gần gấp đôi so với năm 2006 đã góp phần làm tăng các khoản phải thu và kéo dài kỳ thu tiền trung bình.

Vòng quay vốn lu động và số ngày một vòng quay vốn lu động

Số vòng quay vốn lu động trong năm 2006 là 16,52 vòng, tức là bình quân cứ 1 đồng vốn lu động bỏ ra kinh doanh thì thu về đợc 16,52 đồng doanh thu thuần tơng ứng với số ngày một vòng quay là 21,79 ngày. So với năm trớc, số vòng quay của vốn lu động tăng 6,74 vòng và do đó số ngày một vòng quay vốn lu động giảm 15,02 ngày. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì cứ bỏ ra 1 đồng vốn lu động chỉ thu đợc 8,8 đồng doanh thu dẫn đến số ngày một vòng quay vốn lu động lên đến 40,91 ngày. So với năm 2006, số vòng quay của vốn lu động giảm, cụ thể là 1 đồng vốn lu động bỏ ra giảm 3,96 đồng. Đó là do tốc độ tăng vốn lu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Quả vậy, TSLĐ và ĐTNH năm 2007 tăng lên nhiều so với năm 2006 chủ yếu do công ty kinh doanh thêm cơ sở hạ tầng (đã phát sinh chi phí nhng cha đến giai đoạn thu hồi vốn), mặt khác, công nợ của khách hàng sửa chữa và vận tải còn cao; dẫn đến nợ phải thu tăng gấp 4 lần so với năm 2006, kéo dài vòng quay vốn lu động.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 là 9,48 có nghĩa là cứ đầu t trung bình 1 đồng vốn cố định vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 9,48 đồng doanh thu thuần. So với năm trớc hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng, cụ thể là 1 đồng vốn cố định bỏ ra thu thêm đợc 0,28 đồng doanh thu thuần so với năm tr- ớc, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp tăng lên.

Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 là 5,91 vòng tăng 1,51 vòng so với năm 2001, cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng lên. Song, vòng quay toàn bộ vốn trong năm 2007 là 4,58 vòng, tức là giảm 1,33 vòng so với năm 2006, đó do việc kinh doanh thêm ngành nghề mới làm nợ phải thu tăng mạnh dẫn đến tốc độ tăng vốn sản xuất bình quân lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolomex, Hải Phòng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w