ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI.
3.1.1. Những thuận lợi:
Do Đảng và Nhà nước ta đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Biểu 2: Tình hình xuất nhập khẩu toàn thị trường 2005-2009
11.4 9.3 9.3 11.6 11.5 15.2 14.3 16 15.1 19.3 16.3 0 5 10 15 20 25
NhËp khÈu XuÊt khÈu Tû USD
2005 2006 2007 2008 2009
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Bảo Việt Hà Nội )
Từ năm 2005 đến năm 2006, kim ngạch nhập khẩu đã đạt 11,6 tỷ USD. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tăng 31% so với năm 2006, năm 2007 và năm 2009 tăng 20,6 % so với năm 2008. Hàng nhập khẩu chủ
yếu tăng ở các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. So với nhập khẩu, xuất khẩu tăng nhanh và dần dần đuổi kịp nhập khẩu. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thấp: 9,3 tỷ USD. Năm 2007 xuất khẩu tăng mạnh kim ngạch đạt 14,3 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 5,5 % so với 2007 và năm 2009 tăng 9,47% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ giá trị hàng gạo xuất khẩu, hàng dệt may, thuỷ sản, giầy dép.
Tình hình xuất nhập khẩu khả quan đã đem lại cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp ban hành trong đó có Bảo Việt. Kim ngạch bảo hiểm của Tổng công ty đã không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005-2009. Tốc độ tăng kim ngạch bảo hiểm năm 2006 so với năm 2005 là 10%. Năm 2007 đạt 6564 tỷ VNĐ, tốc độ tăng so với năm 2006 là 21%. Năm 2008 đạt 8401,92 tỷ VNĐ, tăng 28% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 10922,496 tỷ VNĐ tăng 30% so với năm 2008.
Biểu 3: Kim ngạch bảo hiểm của Bảo Việt
5720 6564 6564 8401 10922 4937 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2005 2006 2007 2008 2009 Tû VN§
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Bảo Việt Hà Nội)
Tiếp theo Nghị định 100/Chính phủ ngày 18/12/1993, luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 và đặc biệt là quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước
thành công ty cổ phần qua Nghị định số 64/2002/NĐ-Chính phủ ngày 19/6/2002 của Chính phủ. Đây là bước tiến quan trọng về luật pháp đối với kinh doanh bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo Việt nói riêng yên tâm khi kinh doanh.
- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và phát triển hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, trong đó có Bảo Việt.
- Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được thông qua, điều này có nghĩa là hàng hoá của chúng ta thâm nhập vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi (khoảng 5-10% mức thuế quan trước đây) nhưng ngược lại Chính phủ Việt Nam cũng phải mở cửa và mở rộng các loại hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng sẽ chấp nhận một cuộc chơi có thể nói là không cân sức với các tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ. Một điểm cần chú ý nữa là chúng ta đã tham gia vào chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ tự do AFTA. Một trong những điều khoản cơ bản của CEPT mà các nước thành viên cam kết là sẽ cùng nhau giảm thuế quan đánh vào hàng hoá nhập khẩu được sản xuất ở bất kỳ một quốc gia thành viên nào trong trong khối xuống còn 0-5%. Đồng thời loại bỏ những hạn chế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác. Tất cả những điều trên cho thấy một tương lai rằng trong thời gian tới, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội cho các công ty bảo hiểm Việt Nam phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của mình. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều phải có chiến lược phát triển riêng cho mình dựa trên cơ sở phát huy những lợi thế cạnh tranh hạn chế nhược điểm của mình. Làm tốt
điều này sẽ giúp cho các công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh, có đủ thế và lực đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt bao gồm cả các công ty trong nước và các công ty nước ngoài.