Đối với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội.doc (Trang 66 - 68)

ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI.

3.3.1.Đối với Nhà nước:

Cùng với việc mở cửa của thị trường bảo hiểm, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy không dài nhưng mức độ và tính chất đã diễn ra rất gay gắt thậm chí nhiều lúc đã mang tính tiêu cực. Vì thế sự can thiệp của Nhà nước nhằm định hướng cho ngành bảo hiểm nước ta liên tục phát triển một cách bền vững và lành mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Trước lúc nhận bảo hiểm phục vụ giám định hiện trường kịp thời, giảm thiểu nguy cơ, cơ hội tồn tại vấn đề trục lợi.

Khi có sự tổn thất cần làm tốt các khâu: giám định hiện trường, giám định chính thức, bổ sung; giám định sửa chữa một cách chi tiết, cụ thể mẫn cán, trung thực.

- Để tránh tình trạng hạ phí làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thị trường, Nhà nước (cụ thể là Bộ Tài chính) cần đưa ra mức phí sàn đối với từng mặt hàng.

Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, đồng thời khuyến khích các công ty tái bảo hiểm ở trong nước trước khi tái ra nước ngoài. Một thực tế hiện nay là tỷ lệ tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài rất cao, phần tái bảo hiểm cho VINARARE hầu như chỉ vừa đủ theo quy định của Nhà nước. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến:

- Khi tái bảo hiểm Nhà nước ra nước ngoài, do tiềm lực tài chính của các công ty tái bảo hiểm nước ngoài rất mạnh nên các công ty bảo hiểm của Việt Nam tỏ ra yên tâm hơn, đồng thời khi tái bảo hiểm ra

nước ngoài thì lợi nhuận công ty nhận được thông thường lớn hơn so với khi tái bảo hiểm trong nước.

- Khi tái bảo hiểm ra nước ngoài, các công ty bảo hiểm còn có thể tranh thủ được công nghệ, kỹ thuật cao của các công ty đó. Đặc biệt những trường hợp xảy tổn thất có tính chất phức tạp hoặc tranh chấp liên quan đến phạm vi quốc tế thì việc giải quyết thông qua các công ty tái bảo hiểm đó thường hiệu quả hơn.

Vì những lý do trên nên hiện nay tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài trong nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở nước ta là rất cao, giải quyết vấn đề này cần có sự định hướng phát triển đúng đắn cũng như những chính sách nhất quán từ phía Nhà nước.

Cải tiến cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước để giúp các doanh nghiệp này tự chủ trong hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, trong ngành bảo hiểm việc tố tụng hay xảy ra giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm, kiểm tra tính chính xác của việc giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra kiện tụng còn xảy ra giữa người bảo hiểm với bên thứ ba, thường là chủ tàu. Vì vậy, tính chính xác của các bản án rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

So với các luật khác, luật bảo hiểm vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm ra đời là bước ngoặt quan trọng trong ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng nó chỉ là điều chỉnh về mặt kinh doanh thành lập và kiểm tra của Nhà nước. Việc giải quyết các tố tụng trong bảo hiểm vẫn chưa được xét đến.

- Pháp luật cần xác định rõ Toà án nào có thẩm quyền xét xử các vụ kiện trong bảo hiểm.

Việc bắt giữ tàu nước ngoài gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm quá khó khăn, làm cho doanh nghiệp bảo hiểm không đòi lại được số tiền đã bồi thường.

Do đó, Nhà nước cần xem xét bổ sung luật tố tụng trong bảo hiểm và có các chương trình đào tạo kiến thức về bảo hiểm cho quan toà.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội.doc (Trang 66 - 68)