Định hướng và Chiến lược phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty Tư vấn Quản trị thương hiệu Việt .doc (Trang 35 - 41)

I Giới thiệu Công ty Tư vấn Quản trị thương hiệu Việt :

5.Định hướng và Chiến lược phát triển của công ty

Công ty Vmarque tư vấn quản trị thương hiệu trong toàn bộ quá trình phát triển của doanh nghiệp, từ giai đoạn xây dựng, phát triển đến mở rộng thương hiệu.

a) Định hướng:

 Phân tích đặc điểm văn hoá của các tập hợp khách hàng và của doanh nghiệp;

 Hướng doanh nghiệp đến sự nhìn nhận toàn diện và sâu sắc về thương hiệu của mình.

 Xác định những điểm thiết yếu đang làm cho thương hiệu của doanh nghiệp có giá trị.

 Định hướng phát triển thương hiệu theo các phương thức giao tiếp thông qua sản phẩm, con người và văn hoá doanh nghiệp trong quá trình cung cấp hàng hoá/dịch vụ.

b) Chiến lược phát triển:

 Xác định phương thức giao tiếp của thương hiệu, những giá trị và nội dung cần thể hiện hướng tới cảm nhận, suy nghĩ và hành động của khách hàng.

 Thiết kế các phương tiện giao tiếp: logo, slogan, bao gói, quảng cáo, email, website,....

 Cơ cấu giao diện khách hàng:

 Tạo ra môi trường giao tiếp đảm bảo tính tương tác cao như đối thoại trực tiếp, show-room, tổ chức thăm hỏi khách hàng, giao dịch thương mại điện tử,...

II - Thực trạng phát triển thương hiệu của Vmarque

Hiện nay công ty đang thực hiện phát triển thương hiệu bằng các công cụ thông thường như: Chiến lược về giá; Chiến lược phân phối trên thị trường; Chiến lược xúc tiến bán hàng.

1. Chiến lược về giá:

Việc xác định giá cho các sản phẩm và dịch vụ là một khâu hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Giá cả hàng hoá thể hiện ba đặc trưng:

 Kinh tế: cần trả bao nhiêu tiền để có được hàng hoá đó

 Tâm lý xã hội: giá trị thu được sau khi tiêu dùng hàng hoá

Công ty Vmarque đã xây dựng khung giá riêng cho từng sản phẩm dịchvụ mà công ty cung cấp và có những chính sách về giá thông qua việc theo dõi, diều chỉnh theo những biến động của thị trường và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Những căn cứ để xác định giá của Vmarque là:

 Chi phí sản xuất kinh doanh

 Mục tiêu định giá

 Nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ

 Giá dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Cơ sở của giá thành sản phẩm là phân tích chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiền lưng và phụ cấp nhân viên, khấu hao tài sản, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội khác...

Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trườngvà mở rộng thị phần trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Vmarque đã thực hiện chiến lược giá thấp với chất lượng dịch vụ cao. Kết quả là thị phần của công ty đã tăng lên đáng kể.

Khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam bắt đầu phát triển thì nhu cầu về phát triển thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là rất lớn. Các dịch vụ của Vmarque đã đáp ứng phần nào việc phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp và chống hàng nhái, hàng giả, tạo ưu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Giá của Vmarque hiện nay đưa ra thị trường mang tính chiến lược cao. Những sản phẩm sở hữu trí tuệ hiện nay là thấp so với các công ty khác nhưng một số dịch vụ khác thì cao hơn hẳn. Có được điều này là do kết quả nghiên cứu từ các công ty khác cho biết đã số các công ty khác chỉ tập trung vào Sở hữu trí tuệ mà dịch vụ này ở Vmarque chỉ chiếm 25% doanh thu, với uy tín và kinh nghiệm riêng biệt Vmarque đã tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ khác như: đăng ký nhãn hiệu quốc tế,...

Bảng giá các dịch vụ của Vmarque

STT Loại hình dịch vụ Giá đơn trong nước

(VND) Giá đơn nước ngoài (USD)

1 Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 900.000 210

2 Đăng ký kiểu dáng công nghiệp 180.000 240 3 Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích 1.200.000 290

4 Văn bằng bảo hộ 600.000 160 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Gia hạn bằng bảo hộ 900.000 260

6 Đăng ký hợp đồng lixang 700.000 300

7 Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá 500.000 100

8 Khiếu nại cho mỗi đối tượng 1.000.000 260

9 Cấp phó văn bằng bảo hộ 600.000 120

10 Lệ phí từ bỏ quyền được bảo hộ 400.000 100

2. Chiến lược phân phối trên thị trường

Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các tổ chức có trách nhiệm bảo đảm đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Nói cáhc khác kênh phân phối hàng hoá là đường đi của một hàngh oá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Kênh phân phối chủ yếu của Vmaruqe là phân phối trực tiếp. Ngoài ra dịch vụ của Vmarque cũng được phân phối gián tiếp qua các cộng tác viên. Cộng tác viên là những người không làm việc thường xuyên ở công ty, họ mang

đến các hợp đồng dịch vụ và họ được hưởng 10% phí dịch vụ cho mối hợp đồng đó.

Sơ đồ kênh phân phối

3. Chiến lược xúc tiến bán hàng

Hoạt động xúc tiến bán hàng có một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Mối công cụ trong hoạt động xúc tiến bán hàng đều giữ một vai trò nhất định. Vmarque sử dụng ba công cụ chính đó là:

 Quảng cáo

 Marketing trực tiếp

 Bán hàng trực tiếp

- Quảng cáo: Xúc tiến bán hàng qua quảng cáo nhằm đạt ba mục tiêu

1. Mục tiêu thông tin

2. Mục tiêu thuyết phục 3. Mục tiêu nhắc nhở

Có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau. Có thể là bằng các phương tiện thông tin đại chúng đài tivi, internet, báo chí và áp phích, biển quảng cáo treo ở nơi công cộng. Do không phải là một doanh nghiệp sản xuất vì vậy hình

Nhà cung cấp

dịch vụ Người tiêu dùng

Kênh trực tiếp

thức quảng cáo Vmarque quan tâm là báo chí và internet. Và đặc biệt thông qua đội ngũ nhân viên và các cộng tác viên.

- Marketing trực tiếp

Trong marketing trực tiếp, người ta sử dụng thư, điện thoại, và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin một cách trực tiếp cho khách hàng hoặc yêu cầu họ có phản ứng đáp lại tại bất kỳ một thời điểm nào.

Những công cụ marketing trực tiếp tại Vmarque:

 marketing qua Cataloge

 marketing qua thư gửi trực tiếp

 Marketing qua điện thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Marketing qua thư điện tử (email)

Trong bản Cataloge công ty đã giới thiệu đầy đủ các thông tin cơ bản của mình cũng như các dịch vụ của công ty. Cataloge có thể được gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới khách hàng hoặc qua nhân viên của công ty khi giao dịch với khách hàng. Với một cataloge ngắn gọn và dễ hiểu công ty đã tạo ra những ấn tượng cho khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Công ty có những chiến dịch gửi thư định kỳ cho khách hàng của mình vào đầu tháng. Việc marketing bằng thư giúp cho khách hàng biết đến sự có mặt của công ty trên thị trường và cũng là để giúp những khách hàng có quan tâm đến vấn đề thương hiệu tìm đến với công ty. Thông thường số lượng thư trả lời lại chỉ chiếm 3% so với tổng lượng gửi đi.

Sau khi marketing bằng thư trực tiếp, nhân viên trong công ty có thể gọi điện đến những doanh nghiệp mà mình đã gửi thương hiệu để giới thiệu và tư

vấn cho họ về dịch vụ của mình. Nếu có thể thì xin được gặp trực tiếp để tư vấn theo từng công việc cụ thể. Khách hàng loại này chỉ chiếm 5%.

Cùng với việc marketing bằng thư gửi trực tiếp, công ty cũng thực hiện chiến dịch gửi thư qua email. Phương pháp này chỉ mang tính chất thông báo còn về hiệu quả thì chưa cao.

- Bán hàng trực tiếp

Bán hàng trực tiếp là một nghệ thuật lâu đời. Nhân viên trong công ty có thể đi gặp gỡ trực tiếp khách hàng để tư vấn. Mối quan hệ khách hàng lúc đầu có thể là do chính nhân viên trong công ty có được từ mối quan hệ xã hội của mình hoặc do khách hàng tự tìm đến với công ty. Nhân viên tư vấn trực tiếp ngoài kiến thức chuyên môn phải có trực giác và được huấn luyện phương pháp phân tích, cách cư xử với khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty Tư vấn Quản trị thương hiệu Việt .doc (Trang 35 - 41)