II Những ưu nhược điểm của công tác phát triển thương hiệu ở công ty Vmarque
4. Thiết kế các phương tiện giao tiếp theo hướng sáng tạo:
Logo, slogan, kiểu dáng sản phẩm, quảng cáo, email, website... dựa trên định hướng sáng tạo, định vị công ty và những thông tin thị trường khác để các bên tác nghiệp thể hiện phương thức giao tiếp của thương hiệu.
Chiến lược giao tiếp của thương hiệu cần quyết định nhấn mạnh thông điệp nào trong việc truyền đạt đến với khách hàng – doanh nghiệp. Chiến lược sáng tạo sẽ quyết định chuyên chở thông điệp ấy như thế nào để có thể tạo được sự chú ý của khách hàng. Để thực hiện việc này phù hợp với chiến lược thương hiệu, cần phải xây dựng một định hướng sáng tạo để tập trung mọi ý tưởng mới lạ đều chuyển tải được thông điệp và ý tưởng cốt lõi của thương hiệu. Một chiến lược sáng tạo chuyển tải thông điệp của thương hiệu gồm có:
Tuyên bố lợi ích chung của sản phẩm
Tuyên bố lợi ích của sản phẩm với định vị là tốt nhất
Định vị tốt nhất dựa trên một ưu thế cạnh tranh vượt trội
Xây dựng hình ảnh thương hiệu qua việc xây dựng biểu tượng
Định vị khác biệt với đối thủ cạnh tranh trong tâm thức người tiêu dùng
Khơi dậy sự ưa thích thương hiệu qua kích thích cảm xúc như khôi hài, lịch sự mà không nhấn mạnh vào việc bán hàng
Chiến lược sáng tạo cho thương hiệu Vmarque là việc trả lời một cách tóm lược những câu hỏi như sau:
Yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ chiến dịch quảng cáo?: tạo được sự tin cậy của khách hàng
Mục tiêu của các phương tiện giao tiếp là gì? làm tăng sự nhận biết thương hiệu của các doanh nghiệp
Phương tiện này nói chuyện với ai?: khách hàng – doanh nghiệp
Dịch vụ được định vị như thế nào?: nguyên tắc và chính xác
Chức năng và lợi ích dịch vụ là gì?: bảo vệ thương hiệu trong thương mại
Đối thủ cạnh tranh, giá cả, sản phẩm, phân phối, quảng bá?: là các đối thủ cạnh tranh cung ứng các dịch vụ cùng loại trên thị trường
Người tiêu dùng mục tiêu dạng cốt lõi và mở rộng?: doanh nghiệp và các tổ chức, văn phòng luật sư, sở khoa học công nghệ...
Yếu tổ thấu hiểu của khách hàng là gì? bảo vệ thương hiệu là bảo vệ quyền lợi của chính mình
Tính cách thương hiệu này là gì? nhiệt tình trung thực
Những lý do để tin tưởng cho quảng cáo này là gì? sự khuyếch trương thương hiệu Vmarque là mong muốn được liên kết và hợp tác với các thương hiệu khác trong hành lang pháp lý an toàn và cạnh tranh lành mạnh
Nếu chỉ nhớ một điều về quảng cáo này thì dó là điều gì? Sự tin cậy
Ta muốn khách hàng hành động gì sau khi xem quảng cáo này?
tìm đến Vmarque để tham vấn về vấn đề bảo vệ thương hiệu
Phong cách trình bày và giọng văn như thế nào? Đơn giản và ngắn gọn
Những ràng buộc nào cần có trong quảng cáo Tên thương hiệu Vmarque và slogan được tin cậy để hoàn hảo luôn được xuất hiện ít nhất một lần khi kết thúc quảng cáo
Trong chiến lược sáng tạo, cách thể hiện của thông điệp cho dù độc đáo hoặc đột phá thế nào đi chăng nữa cũng phải bám sát được chiến lược thương hiệu đã định sẵn. Quan trọng là thông điệp cần phải đúng với chiến lược giao tiếp, có thể đúng mà chưa hẳn là hay hoặc hấp dẫn. Ở đây, yếu tố đúng quan trọng hơn yếu tố hay vì hay mà không đúng thì mọi thông điệp như muối bỏ biển. Thông điệp đúng với chiến lược thì sẽ có hiệu quả hơn.
Theo đó, xây dựng được kế hoạch triển khai chiến lược sáng tạo đối với từng phần việc như sau:
1) Chiến lược giao tiếp của thương hiệu
- Thông điệp định vị “được tin cậy để hoàn hảo”
- Chiến thuật giao tiếp: slogan, quảng cáo...
2) Hệ thống nhận diện của thương hiệu : thiết kế tên gọi, logo, slogan...
3) Triển khai giao tiếp: mẫu thiết kế bản in, kịch bản radio, kịch bản TV, thiết kế bao bì, thiết kế brochure và catalogue, thiết kế bảng biển ngoài trời, thiết kế các vật dụng quảng cáo…
KẾT LUẬN
Hình ảnh công ty chỉ được liên hệ một cách cụ thể khi thương hiệu công ty đóng vai trò nổi bật trong quá trình xây dựng thương hiệu. Sự thành công của thương hiệu một phần được đánh giá bởi khả năng được biết đến của nó – có bao nhiêu người trên toàn thế giới biết đến thương hiệu nếu như chỉ bằng tên thương hiệu? Đây là một phép đo tự nhiên bởi thương hiệu là một biểu tượng. Sự quảng bá thương hiệu liên quan tới số người nhận ra đặc điểm nổi trội của thương hiệu và số người biết đến những lời hứa mà biểu tượng này thể hiện, và quan trọng hơn khi nhìn thương hiệu, có bao nhiêu người biết đến, có thể chỉ ra những lĩnh vực mà thương hiệu đó tham gia, tức là có thể biết thương hiệu đó được sử dụng cho các sản phẩm dịch vụ nào? Một thương hiệu mà không một ai biết đến, không ai nhận ra thì cũng chẳng khác nào một giọt nước nằm trên sản phẩm – câm lặng vô nghĩa.
Mục đích của việc phát triển thương hiệu cho một công ty là nhằm mở rộng ý nghĩa của thương hiệu và quảng bá ý nghĩa đó trên phạm vi càng rộng càng tốt nhằm khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm có thương hiệu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Marketing, Chủ biên PGS.PTS Trần Minh Dạo, Nhà xuất bản Thống kế hà Nội, Hà Nội năm 1998.
2. Giáo trình: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Chiến lược Kinh doanh và kế hoạch hoá, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Năm 2004.
3. Sách:Thạc sỹ Đào Công Bình, Quản trị Tài sản nhãn hiệu, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội, Năm 2005
4. Sách: Tác giả Trương Vĩnh Thành, 100 sáng kiến bán hàng, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội, Hà Nội, Năm 2003
5. Sách: Tác giả Lê Anh Cường, Tạo dựng và Quản trị thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, Năm 2004 6. Sách: Nguyễn Quốc Thịnh, Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản
Văn hoá thông tin, Hà Nội, Năm 2005
7. Sách: Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Dấu ấn thương hiệu tài sản và giá trị, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội, Năm 2006
8. Sách: Al & Laura Ries, Nguồn gốc nhãn hiệu, Lê Tường Vân hiệu đính, Thuỳ Dương dịch, Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội, Năm 2006
9. Công báo Sở hữu trí tuệ từ năm 1995 đến 2005 10.Tài liệu tham khảo từ các Website:
www.thuonghieuviet.com
www.nhandan.com.vn
www.trunngguyen.com.vn
www.vietnamtradefair.com