Qua khảo sát tình hình sản xuất trong dây chuyền thiết bị và các số liệu thu thập được của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng - VVMI, nhận thấy dây chuyền thiết bị từ xúc bốc vận tải và nghiền sàng hoạt động không nhịp nhàng, các thiết bị vẫn phải chờ trong ca hoạt động, đặc biệt là ô tô và máy xúc hoạt động không hết công xuất do phải chờ máy nghiền do máy nghiền có công xuất thấp hơn.
3.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
Để khắc phục sự không đồng bộ của dây chuyền thiết bị của Công ty cần sự phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng nâng cao hệ số sử dụng thời gian của máy xúc và ô tô để giảm chi phí nhiên liệu và thời gian phải huy động máy tăng năng xuất các thiết bị.
3.3.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp: 3.3.3. Nội dung giải pháp:
Theo số liệu thông kê tại mỏ năng xuất máy xúc khi xúc đá nguyên khai là 437 m3 trong khi đó năng xuất trạm nghiền đá là 329 m3.
Như vậy máy xúc chỉ hoạt động với 75.4 % năng xuất định mức của máy. Để khắc phục nhược điểm trên biện pháp đưa ra là:
- Trong qua trình xúc đá nguyên khai phục vụ dây chuyền nghiền sàng đá máy xúc dọn luôn khối lượng đá thải không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ chế biến lên ô tô vận chuyển ra bãi thải.
- Xúc chọn lọc đá đảm bảo tiêu chuẩn làm đá hộc trong quá trình xúc đá nguyên khai lên ô tô vận chuyển ra kho chứa đá hộc.
Khối lượng đất thải hàng năm của Công ty cần được máy xúc xúc chọn lọc đổ thành đống đến khi nhiều tại chân tuyến mới tiến hành xúc dọn chân tuyến đây là sự không hợp lý. Khối lượng đá thải hàng năm của Công ty là 18.000 m3 và khối lượng đá hộc sản xuất hàng năm là 5.000 m3. Như vậy nếu kết hợp xúc đá thải và đá hộc lên ôtô để vân chuyển ra bãi thải và kho chứa đá hộc trong quá trình xúc bốc đá nguyên khai phục vụ nghiền thì tăng 20% năng xuất xúc tại tuyến, tăng hệ số sử dụng thời gian của máy xúc và ô tô trong toàn bộ dây truyền, giảm chi phí xúc dọn tuyến hàng năm của mỏ.
3.3.4. Kế hoạch triển khai giải pháp:
Giải pháp đồng bộ hóa dây chuyền bốc xúc, vận tải, nghiền sàng là một giải pháp thuộc phạm vi chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc; phòng Kỹ thuật - An toàn - Cơ điện; vì lẽ đó giải pháp này có thể triển khai ngay nhằm hoàn thiện dây chuyền sản xuất của Công ty.
3.3.5. Dự tính kinh phí thực hiện giải pháp:
3.3.6. Lợi ích của giải pháp:
Khí áp dụng cách điều hành sản suất theo nội dung biện pháp trên sẽ không phải tiến hành các ca dọn đá thải và khối lượng đá thải hàng năm của Công ty khoảng 18.000 m3.
- Theo như cách tính toán tại phương án trên thì tổng chi phí sẽ giảm cho công tác xúc bốc khối lượng đá thải là: 106.993.340 đ.