Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư phát triển VN.pdf (Trang 51 - 54)

C. Nợ xấu 22 D Lợi nhuận

3.3.2, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Tại BIDV Đồng Nai mặt bằng trình độ nguồn nhân lực là khá cao so với một số Ngân hàng khác. Tuy nhiên yêu cầu công việc cần phải cập nhật, bổ sung thêm kiến thức của ngành nghề và kiến thức của xã hội. Vì vậy để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cần phải tập trung vào yếu tố con người mà cụ thể là xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ.

Với việc tăng trưởng quy mô tín dụng hiện nay tại Chi nhánh phải đi kèm với việc bổ sung thêm lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng có năng lực làm việc, trình độ, kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho cán bộ quan hệ khách hàng không bị quá tải trong quản lý các khoản cho vay và nâng cao chất lượng về đánh giá, theo dõi khoản vay được tốt hơn. Xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc, nghiệp vụ cần tuyển.

Đưa ra kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ bằng các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng và chuyên ngành khác nghiệp vụ thị trường, kiến thức pháp luật để có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong khi đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan bị hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ quan hệ khách hàng phải thường xuyên tìm hiểu đến các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng, cần có năng lực để đánh giá, phân tích khách hàng. Phải hạn chế rủi ro xảy ra do trình độ non kém hoặc do chủ quan của cán bộ vì rủi ro xảy ra rất khó khắc phục, gây hậu quả không nhỏ nhất là đối với các dự án có số vốn vay lớn. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các Ngân hàng nước ngoài các buổi thảo luận, các lớp tập huấn để cập nhật kiến thức Ngân hàng, học hỏi kinh nghiệm trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng cho cán bộ quản trị và cán bộ quan hệ khách hàng.

Đồng thời có chính sách động viên cán bộ tự tìm hiểu, nghiên cứu học tập, cập nhật những kiến thức phục vụ cho bản thân cán bộ quan hệ khách hàng và phục vụ cho công tác. Kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tưởng, đề cao tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm nhằm tăng khả năng chia sẽ tri thức và nâng cao chất lượng công việc. Đồng thời cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, theo đó mỗi cán bộ Ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung.

Ngoài kiến thức chuyên môn ra thì yêu cầu quan trọng là phải tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao tính kỷ luật, ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ của Ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, quản lý cán bộ quan hệ khách hàng, đưa ra chính sách khen thưởng, kỷ luật và đề bạt nhân viên một cách thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc để khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình, giữ chân nhân viên giỏi và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Chi nhánh cần khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích tốt trong công việc như đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, không để nợ quá hạn, thường xuyên quan tâm động viên nhân viên. Bên cạnh đó, đề ra các quy tắc thực hiện cấp tín dụng lành mạnh, chống tham nhũng, cần xử lý kịp thời với những nhân viên làm trái, làm sai để tư lợi, có hành vi lừa đảo, gây thất thoát tài sản Ngân hàng .

Xây dựng chế độ thưởng cho cán bộ quan hệ khách hàng: dựa vào doanh số cho vay hoặc dựa vào thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tốt tình hình kiểm soát nợ quá hạn. Chuyên môn hóa cán bộ quan hệ khách hàng: mỗi cán bộ sẽ được giao một nhóm khách hàng nhất định có đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Chú trọng công tác đề bạt những cán bộ có năng lực làm việc lâu năm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng “chảy máu

Tóm lại, trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng cần phải chú trọng cả về chuyên môn và tư cách đạo đức để có được đội ngũ nhân viên tốt, làm việc có hiệu quả, gắn bó với Ngân hàng. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng được xem như là một yêu cầu cần thiết, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động Ngân hàng có sự cạnh tranh như ngày nay và là điều kiện để nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư phát triển VN.pdf (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)