C. Nợ xấu 22 D Lợi nhuận
b. Hỗ trợ tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNVV trên địa bàn Tỉnh:
BIDV Việt Nam dành 33 ngàn tỷ đồng hỗ trợ các DNNVV, Chi nhánh cần tranh thủ nguồn vốn này để hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn, tập trung chủ yếu các ngành thương mại, dịch vụ, xuất khẩu. Đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro cao vì thế Chi nhánh cần phải sàng lọc, lựa chọn các khách hàng tiềm năng, công tác thẩm định rủi ro từ khách hàng phải được tiến hành chặt chẽ. Các DNNVV thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một Ngân hàng do đó tạo cơ hội để Ngân hàng nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập.
3.3.3.3, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá dự án đầu tư, thẩm
định tài sản bảo đảm.
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu quan trọng, là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dự án đó. Tuy nhiên đây là một công việc hết sức phức tạp do dự án đầu tư thường chịu ảnh bởi rất nhiều yếu tố như thị trường, công nghệ…Mặt khác, dự án rất đa dạng với nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau trong đó có những lĩnh vực mà cán bộ quan hệ khách hàng không đủ trình độ và thông tin để thẩm định một cách chính xác. Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án là vấn đề phải được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Trong nội dung thẩm định khách hàng vay vốn, Chi nhánh cần phải thẩm định cả chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính: tư cách pháp nhân, trình độ quản lý doanh nghiệp, năng lực tài chính, tài sản thế chấp. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp Ngân hàng có thể nhận xét một cách khách quan nhất về doanh nghiệp. Trước hết cần xác minh tính đúng đắn, trung thực của các số liệu do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời Ngân hàng cần tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp người quản lý để tìm kiếm nhiều thông tin về doanh nghiệp hơn so với những gì thể hiện trên giấy tờ. Một số
thông tin định tính quan trọng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như: khả năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, có cơ cấu tổ chức hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn nhân viên, chính sách tuyển dụng…
Trong phương án, dự án vay vốn, Chi nhánh cần thẩm định đầy đủ nội dung để đảm bảo đánh giá dự án một cách toàn diện, giúp cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Thẩm định bao gồm cả hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ.
Xây dựng phần mềm hiện đại phục vụ trực tiếp cho công tác thẩm định để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định.
Chi nhánh cần đào tạo cán bộ có chuyên môn cao về thẩm định dự án. Khâu thẩm định có thể coi là khâu kiểm soát trước khi cho vay. Chính vì vậy, cán bộ thẩm định phải là người có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải hiểu về một số lĩnh vực, ngành kinh tế, kỹ thuật nhất định.
Về công tác thực hiện tốt các quy định về tài sản đảm bảo của doanh nghiệp: - Khi nhận tài sản thế chấp, cầm cố ngoài các thủ tục về giấy tờ, Chi nhánh cần xem xét về giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm, đi kiểm tra thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp vay vốn nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu.
- Tài sản thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, đảm bảo không tranh chấp.
- Tài sản nhận bảo đảm phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao. Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Vai trò tư vấn Ngân hàng được thể hiện ở chỗ giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm…Đồng thời có cảnh báo đối với chủ đầu tư về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để chủ đầu tư dự phòng những biện pháp hạn chế rủi ro, bảo đảm dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
3.3.3.4, Nâng cao chất lượng phục vụ: