II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty PHBCTW
3. Trình tự hạch toán chi phí
3.1 Kế toán chi phí nhân công
ở Công ty PHBC TW, kế toán tiền lương được hạch toán dựa trên hình thức khoán sản phẩm và nhiệm vụ. Đối với 2 loại hình hoạt động chính tại doanh nghiệp là lao động khai thác trực tiếp và lao động gián tiếp thì cách tính lương cũng được phân thành 2 cách thức tương ứng là cách tính theo điểm và cách tính lương theo thời gian. Khối lượng sản phẩm hoàn thành của lao động gián tiếp trong một ca làm việc sẽ là căn cứ để hình thành Bảng điểm. Còn đối với khối lao động gián tiếp thì tiền lương được tính dựa trên số ngày thực tế và số ngày làm việc theo chế độ quy định . Từ đó, căn cứ vào các hệ số chất lượng, hệ số chức danh và các khoản phụ cấp, kế toán thanh toán nội bộ sẽ tính và hình thành bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời, kế toán tổng hợp làm công tác hạch toán kế toán và vào sổ như sau:
Nợ TK 15431 (154311) : Tiền lương trả cho khối lao động trực tiếp Nợ TK 6421 (64211) : Tiền lương trả cho khối lao động gián tiếp
Có TK 334 : Tiền lương phải trả công nhân viên Có TK 334001: Phải trả về lương cơ bản
Có TK 334002: Phải trả về phụ cấp Có TK 334003: Phải trả lương khoán
Khi tiến hành trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn, kế toán tiến hành thực hiện theo đúng chế độ của nhà nước với tỷ lệ trích là: 19% tính vào chi phí và 6% tính vào khoản CNV đóng góp. Trình tự hạch toán như sau:
- Trước hết là khoản tính trích vào chi phí ( trích 19%): Nợ TK 15431 ( 154312 ) Nợ TK 6421 ( 64212 ) Có TK 338 Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384
Còn khoản CNV đóng góp được tính trừ vào lương ( trích 6% lương): Nợ TK 334
Có TK 338
- Cụ thể, chi phí tiền lương trong kỳ hạch toán như sau: - Đối với khối quản lý chức năng:
Nợ TK 6421 : 71.286.600 Nợ TK 64211 : 66.880.000
Nợ TK 64212 : 4.406.600 Có TK 334 : 66.880.000 Có TK 338 : 4.406.600 - Đối với khối lao động khai thác : Nợ TK 15431 : 490.270.395 Nợ TK 154311: 412.720.000 Nợ TK 154312: 77.550.395 Có TK 334 : 412.720.000 Có TK 338 : 77.550.395
3.2 Kế toán chi phí vật liệu
Đối với vật liệu xuất dùng cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động quản lý ở công ty, kế toán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn vật tư và hạch toán vào Chứng từ – Ghi sổ. Đồng thời, kế toán áp dụng phương pháp tính giá FIFO cho khối lượng vật liệu xuất dùng.
Ví dụ vào ngày 12/5, căn cứ vào Phiếu Xuất kho vật liệu cho sản xuất trực tiếp kế toán lập Chứng từ - Ghi sổ:
Chứng từ – Ghi sổ Ngày 12/5. Số 151
Trích yếu Tài khoản
Nợ Có
Số tiền
… … … …
Xuất bột hồ cho sx 154321 152001 120.000
Xuất dây đai đóng gói báo chí 154321 152001 89.560 Xuất giấy in cho phòng kế toán 642201 152001 58.640
… … … …
Cộng 18.68.100
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 15432 : Vật liệu xuất dùng cho sản xuất Nợ TK 6422 : Xuất vật liệu dùng cho quản lý
Có TK 152 : Khối lượng vật liệu xuất dùng Có TK 152001: Nguyên liệu, vật liệu xuất dùng Có TK 152002: Nhiên liệu
Có TK 152007: Nguyên liệu, vật liệu khác
3. Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất
Khi xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất trực tiếp hay hoạt động gián tiếp thì kế toán công ty vẫn tiến hành tương tự như đối với xuất dùng nguyên liệu, vật liệu, kế toán hạch toán theo bút toán sau:
Nợ TK 15433 Nợ TK 6423
Có TK 153
Cụ thể, tổng hợp chi phí dụng cụ sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp có kết quả như sau:
Nợ TK 15433 : 5.131.000 Nợ TK 6423 : 12.432.600
Có TK 153 : 17.563.600
4. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp được tính theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, trên cơ sở tỷ lệ khấu hao quy định của Bộ tài chính đối với từng loại tài sản cố định. Tại Công ty PHBC TW, kế toán vận dụng hoàn toàn theo quy định trong chế độ. Khối lượng tài sản cố định ở đây được chia thành nhiều loại theo tính chất cấp phát chẳng hạn như: TSCĐ thuộc nguồn vốn vay, nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn đầu tư và phát triển của Tổng công ty…Vì thế việc theo dõi khấu hao cũng như tăng, giảm TSCĐ được tiến hành đối với từng nguồn hình thành TSCĐ.
Việc trích khấu hao TSCĐ được tiến hành theo quý vì thực tế những biến động về khấu hao trong doanh nghiệp là không nhiều.Trên cơ sở quyết định 219/QĐ- KTTKTC ngày 21/1/1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông quy định về thời gian sử dụng các loại TSCĐ để có thể xác định thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ. Từ đó, xác định mức trích khấu hao:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ =
tính theo năm Thời gian sử dụng - Đơn vị trích khấu hao theo nguyên tắc đủ quý: Mức khấu hao Mức khấu hao năm
=
tính theo quý 4
- Khi tính khấu hao cho những tháng chưa tròn quý kế toán xác định mức khấu hao như sau:
Mức khấu hao Mức khấu hao năm Số tháng
= *
(chưa đủ quý) 12 trích khấu hao
Đồng thời, kế toán hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ như sau: Nợ TK 15434
Nợ TK 6424 Có TK 214
Báo cáo trên chứng từ cho thấy mức khấu hao doanh nghiệp tính vào chi phí trong kỳ như sau:
Nợ TK 15434 : 339.841.695 Nợ TK 6424 : 101.231.920 Có TK 214 : 441.073.625
5. Hạch toán các chi phí khác
Công việc hạch toán các chi phí khác bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền … được thực hiện tương tự theo bút toán:
Nợ TK 1543 Nợ TK 642
Có TK liên quan
Có thể tổng hợp những chi phí phát sinh này theo số liệu tổng quát như sau: - Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 15437 : 621.781.434 Có TK liên quan : 621.781.434
Nợ TK 15438 : 997.430.347 Nợ TK 6428 : 26.900.520 Có TK liên quan :1.024.330.867
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh vào TK632 – phản ánh giá vốn của sản phẩm dịch vụ Bưu điện theo bút toán: Nợ TK632 Có TK 1543 Đồng thời hạch toán Nợ TK 911 Có TK632,641
để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Cụ thể, để xác định giá vốn của dịch vụ kinh doanh PHBC kế toán kết chuyển Nợ TK 632 : 1.897.662.268
Có TK 1543 : 1.897.662.268
Khi xác định kết quả kinh doanh , kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí trong kỳ như sau:
Nợ TK 911 : 2.131.532.098 Có TK 632 : 1.897.662.268
chi tiết Chi phí quản lý doanh nghiệp(tk642)
Tháng ...năm
Mục
Tên khoản mục chi phí Ngày Loại chứng từ
Số chứng từ
Diễn giải Giá trị Tài khoản Nợ Có